Tri thức tự sự về không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 34)

Tri thức tự sự xem không gian và thời gian nghệ thuật là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển nhân vật. Có thể nói thời gian là tâm hồn của không gian được truyền qua trong thực tế không chỉ gắn với một vài chức năng riêng lẻ của sự phát ngôn, trái lại ngay cùng một lúc tri thức này quy định không chỉ những gì phải được nói ra để được nghe mà cả những gì phải được nghe để có thể nói cũng như sau này những gì phải được nhớ để được kể lại cho một truyện kể khác.

Thời gian được kéo dài hay rút ngắn lại trong nhịp điệu kể thản nhiên trù trừ hay gấp gáp, lo âu, chờ đợi xứng đáng là “tâm hồn của không gian” đang xác nhận sự bất thường trong thay đổi của sự kiện, con người. Tri thức tự sự còn phân biệt thời gian kể và thời gian được kể. Thời gian kể, thuộc về người kể chuyện còn thời gian được kể lại nằm trong lai lịch câu chuyện được tổ chức thành cốt truyện. Điều này thể hiện rõ ràng trong tác phẩm “Rừng xà nu” khi cụ Mết, người kể chuyện cuộc đời Tnú như “thời gian được kể” chỉ diễn ra trong một đêm là “thời gian kể” tại nhà Rông của buôn làng.

Truyện kể không ngừng quay lại với chính nó, nên khi đọc ta có cảm giác thời quá khứ trở thành hiện tại đang được nghe. Người đọc trở thành “người nghe kể” và được sống trong sự vang vọng tràn đầy ý nghĩa của lời kể như lời của quá khứ dội về từ ký ức hồi tưởng để một hiện tượng khác giúp người đọc nghe mà hiểu nó. Đọc hiểu VBTS là phải đọc trong nghe, đọc thành âm thanh vang vọng trong cộng đồng nghe truyện với bối cảnh văn hóa, xã hội, mới hiểu được đặc trưng của lời kể.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)