Hiểu ưu điểm và những điều cần lư uý của QĐKT trong dạy học, phối hợp linh hoạt, hài hòa các hoạt động kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 54 - 56)

hợp linh hoạt, hài hòa các hoạt động kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội

Bất cứ quan điểm hay lý thuyết nào cũng có những ưu điểm và giới hạn của nó. QĐKT trong dạy học cũng vậy. Vả lại, mọi lý thuyết thì màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi (Gớt). Thế mạnh nổi bật của QĐKT là nó đề cao chủ thể HS và quá trình

hoạt động trong môi trường xã hội để tự khám phá, chiếm lĩnh, tổ chức thực tại theo cách thức tri nhận của mỗi cá nhân. Từ đó dẫn đến những thức nhận trong việc hiểu biết sâu sắc về hoạt động học, hoạt động dạy, tránh được sự cực đoan của chủ nghĩa hành vi trước đó. Tuy nhiên, hạn chế của QĐKT như đã chỉ ra trong nội dung lý luận, chính là, ở mức độ cực đoan, nó lại tuyệt đối hóa tính chất chủ quan của hoạt động nhận thức. Tri thức là khách quan. Sự nhận thức, diễn giải về tri thức, con đường đi đến chiếm lĩnh tri thức là chủ quan. Trong dạy học đọc hiểu VBTS, người đọc được tạo cơ hội và có quyền bổ sung, đồng sáng tạo, sử dụng cảm nhận chủ quan, sự nhạy cảm và khả năng riêng của bản thân vào việc lý giải, cắt nghĩa, đánh giá bức tranh đời sống được thể hiện bởi nhà văn. Không có tiếng nói duy nhất đúng khi bàn về tác phẩm. Không có cách hiểu cuối cùng về văn bản. Không cá nhân nào có uy quyền tuyệt đối để ấn định nghĩa cho văn bản đọc hiểu. Song, điều đó không có nghĩa là ai muốn hiểu thế nào cũng được, cắt nghĩa lý giải thế nào cũng được. Bên cạnh “điểm tựa” chủ quan là nền tảng, tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống, hệ giá trị,… của người đọc, thì còn cần tính đến yếu tố tồn tại khách quan là văn bản. Do vậy, khi vận dụng QĐKT vào dạy học đọc hiểu, GV cần điều chỉnh các suy diễn thiếu căn cứ, phi văn học, thiếu hệ thống của bạn đọc HS, để người học xây dựng được các tri thức khoa học. Làm được như vậy tức là đã hiểu và phát huy được các ưu điểm, tránh được hạn chế của QĐKT.

Kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội là hai dạng kiến tạo theo quan điểm của các nhà lí thuyết. Trong hoạt động dạy học đọc hiểu VBTS, GV cần phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng cả hai loại này. Kiến tạo cơ bản tập trung vào quy trình, cơ chế xây dựng kiến thức của HS từ kiến thức, trải nghiệm, kĩ năng nền tảng, nói tóm lại là từ toàn bộ con người cá nhân. Các hoạt động kiến tạo cơ bản giúp cho HS từ một khởi điểm nhất định, qua hành trình nhận thức theo cơ chế “đồng hóa” và “điều ứng” xây dựng được trải nghiệm, kiến thức mới.

Kiến tạo xã hội bổ sung cho hoạt động kiến tạo cơ bản ở việc khẳng định vai trò của tương tác xã hội trong học tập, xây dựng kiến thức của chủ thể HS. Học tập là hoạt động xã hội. Nhà trường là một môi trường xã hội thu nhỏ đặc biệt. Tương tác giữa GV, HS, các bạn đọc HS với nhau là tương tác xã hội. Giao tiếp thẩm mĩ với các tiếng nói trong VBTS, với tiếng nói nhà văn phía sau văn bản đó diễn ra trong điều kiện xã hội cụ thể của hoạt động dạy học. Liên văn bản từ văn bản đọc hiểu lại tiếp tục mở ra vô vàn các tiếng nói khác trong các bối cảnh xã hội khác, thể hiện các nhận thức, quan điểm, sự đánh giá khác. Kiến tạo xã hội cho thấy, kiến thức không chỉ được xây dựng nhờ hành trình tự thân vận dụng tri thức, kĩ năng nền của mỗi cá nhân, mà còn bằng quá trình học từ người khác, học trong môi trường tương tác xã hội. Nhờ kiến tạo xã hội, con người đạt đến vùng phát triển gần nhất của mình, hoạt động dạy học có thể đi trước và kéo theo sự phát triển. Nhìn ở một khía cạnh nào đó từ phương diện dạy học, phối hợp kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội cũng là phối hợp hài hòa, linh hoạt, hiệu quả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong đọc hiểu VBTS. Sự tách bạch nhiều khi cũng chỉ có tính chất tương đối. Bởi lẽ, ngay trong hoạt động kiến tạo cơ bản gắn với từng cá nhân chúng ta cũng thấy nó diễn ra trong một môi trường xã hội là nhà trường, được thực hiện bởi một chủ thể xã hội cụ thể. Về cơ bản, không có ai trong môi trường dạy học mà lại tồn tại

thuần túy cá nhân, không mang các khía cạnh và phẩm chất xã hội. Tuy nhiên, tách biệt là để nhấn mạnh khi nào thì nên tập trung vào phương diện cá nhân và khi nào thì nên tập trung vào phương diện xã hội của hoạt động kiến tạo.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 54 - 56)