Về lý thuyết tự sự học 1 Về thuật ngữ tự sự học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 29 - 30)

2.2.1. Về thuật ngữ tự sự học

“Bản chất con người là kể chuyện”. Đó là ý tưởng của nhà triết học hiện sinh và nhà văn Pháp J.Paul Sartre viết trong “Văn học là gì?” [127]. Việc ưa thích cố hữu của người đời là “lắm chuyện”. Bởi thế Chúa mới nói “Khởi thủy là lời” trong sách thần ngôn của Joan Evanggelist thế kỉ I.

Thi học Aistôt xem thể loại văn học, ngoài thơ trữ tình, kịch còn có văn xuôi mà sau này thường được gọi là truyện kể. Lý thuyết truyện kể hay tự sự học này là một. Tự sự học là cách gọi theo thi pháp học hiện đại với sự nhấn mạnh cấu trúc văn bản và những nội dung liên quan đến đặc điểm hình thức của nghệ thuật trần thuật.

Vấn đề trần thuật trong văn bản tự sự quan trọng tới mức nó thu hút các nhà lý luận đề ra khái niệm “điểm nhìn trần thuật” như một nội dung cực kỳ phức tạp trong việc giải quyết xem đó là điểm nhìn của ai? Đó là điểm nhìn của tác giả, của người kể chuyện ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba hay điểm nhìn của nhân vật cũng biến hóa khôn lường trong nhân vật kể hay người nghe kể trong truyện và người được nghe kể? Tự sự học hiện đại dựa vào sự phát triển của lý thuyết truyện kể điển hình như tiểu thuyết và trào lưu tiểu thuyết mới để hình thành “Dụng học của tri thức tự sự” [95].

Tri thức này quy định không chỉ những gì phải được nói ra để được nghe mà cả những gì phải được nghe để có thể nói và cuối cùng người được nghe có thể lại được sắm vai trò của người kể tương lai trong một câu chuyện khác. Chính nhờ nội dung này mà lý thuyết tự sự học được phát triển thành “nguyên tắc đối thoại”“tiểu thuyết đa thanh” của Bakhtin. Cũng chính ở chỗ sâu xa này mà yếu tố thời gian trong truyện kể trở thành thời gian nghệ thuật, một kiểu thời gian khác, được thể hiện để xác nhận sự kiện trong tác phẩm tự sự như một dòng chảy đứt gãy và nối dài trong vận động của cốt truyện. Thời gian nghệ thuật dù hiển hóa thế nào cũng vẫn tạo ra cảm giác được cắm mốc trong sự khởi nguồn (thời quá khứ, thời gian đã trôi qua, thời gian hồi ức) và khép lại ở thời tương lai dường như vẫn dừng lại trong không gian kể.

Từ thuật ngữ tự sự học đến trần thuật học, từ tác phẩm trần thuật đến tác phẩm tự sự. Có lúc người ta chỉ gọi là truyện kể như Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thái Hòa, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Mạnh Tiến, Lê Lưu Oanh, Bùi Việt Thắng… Tuy vậy cách gọi tự sự học được nhiều nhà nghiên cứu dùng phổ biến hơn. Ngoài ba cách gọi trên, còn có người gọi chúng là “văn xuôi tự sự” như Huỳnh Như Phương, Nguyễn Hữu Sơn…

Lý lẽ của người quen dùng trần thuật học như Đỗ Hải Phong, Lại Nguyên Ân là chỗ họ muốn tránh thuật ngữ tự sự đã dùng từ thời cổ đại và xem trần thuật chỉ là một phương thức nghệ thuật đặc trưng trong tác phẩm tự sự. Nó cũng tương đương như phương thức trầm tư của thơ trữ tình hay đối thoại và hành động trong kịch.

Thực chất của hoạt động trần thuật là kể và thuật câu chuyện đã qua trong quá khứ và đã qua trong hiện thời để làm nên truyện kể về một câu chuyện nào đó. Cái gốc của tự sự học hay trần thuật học là kể chuyện. Sự thích thú và say mê của đời người là kể chuyện, nghe chuyện, là viết truyện và đọc truyện. Đó là sự đam mê không dứt vừa là trần thế vừa là siêu trần thế, vừa là đời sống thường nhật vừa là đời sống được hư cấu. Truyện, vừa có mặt thiết thực vừa là phương diện ước mơ của con người đã thu hút sự quan tâm về mặt lý thuyết từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

Cán cân không nghiêng hẳn về bên nào. Lý thuyết tự sự học vẫn dùng thuật ngữ “điểm nhìn trần thuật” chứ không dùng là điểm nhìn tự sự, hay người tự sự mà là người trần thuật. Cả tự sự học hay trần thuật học đều dùng chung một thuật ngữ đã được quốc tế hóa mà thôi.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)