Sơ đồ trực quan cho thấy 3 loại hoạt động chính mà GV cần tập trung hướng dẫn để HS kiến tạo ý nghĩa trong đọc hiểu VBTS.
+ Hoạt động đồng hóa của người đọc: hoạt động này hướng đến việc làm ra tri thức, trải nghiệm mới trong khuôn khổ bộ khung nền tảng đang có của người học, có thể xem như tương ứng với vùng phát triển hiện tại của họ.
+ Hoạt động điều ứng của người đọc: hoạt động này hướng đến việc làm ra tri thức, trải nghiệm bằng cách tái cấu trúc lại bộ khung nền tảng đang sở hữu của người đọc khi những gì đang có tỏ ra không hiệu quả trong việc kiến tạo ý nghĩa, hướng đến vùng phát triển gần của người học để mở ra từ đó vùng phát triển tiếp theo.
+ Hoạt động hợp tác của người đọc: Hoạt động này hướng đến việc làm ra tri thức, trải nghiệm bằng cách tương tác, cùng chia sẻ, hỗ trợ với các bạn đọc khác, với giáo viên, nói chung là tham gia vào “cộng đồng lý giải” để cùng kiến tạo ý nghĩa văn bản, hướng đến vùng phát triển gần nhất.
Tất cả những hoạt động trên, theo quan điểm kiến tạo đều được thực hiện dựa trên nền tảng tri thức, kĩ năng, trải nghiệm mà người đọc đã sở hữu (trong cơ chế đồng hóa) hoặc cần phải bổ sung thêm để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đọc hiểu văn bản tự sự do nền tảng hiện có là chưa đủ (trong cơ chế điều ứng).
Tương ứng với các loại hoạt động này, GV cần sử dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp để thúc đẩy quá trình kiến tạo ý nghĩa văn bản tự sự của HS THPT.
3.3. Vận dụng các phương pháp, biện pháp, chiến thuật dạy học đọc hiểu VBTS theo quan điểm kiến tạo VBTS theo quan điểm kiến tạo