Hoạt động dạy học và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 25 - 28)

dạy và học

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1.Hoạt động dạy và học

Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì sẽ không tồn tại quá trình dạy học. Chẳng hạn, nếu thiếu hoạt động dạy của giáo viên thì quá trình đó chuyển thành quá trình tự học của người học. Còn nếu thiếu hoạt động học của người học thì hoạt động dạy không thể diễn ra, do đó không thể có quá trình dạy học mà không có hai thành tố dạy và học. Quá trình dạy và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ sẽ tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó sẽ tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học

Hoạt động dạy của người giáo viên “đó là những hoạt động nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của người học, giúp người học tiếp cận, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức

năng học của bản thân .[39, tr.135]

Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên đối với hoạt động nhận thức - học tập của học sinh được thể hiện như sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng của người học.

- Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình với hoạt động nhận thức - học tập tương ứng của người học.

- Kích thích tính tự giác, tính tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo của người học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học, làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của họ cúng như công tác giảng dạy của mình.

Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân nhằm hình thành kĩ năng, kỹ xảo. Qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình,

tự làm phong phú những giá trị của mình [39, tr.135]

1.2.1.2.Tiêu cực trong hoạt động dạy và học

- Tiêu cực

Tiêu cực là một khái niệm rộng. Theo từ điển Tiếng Việt: Tiêu cực là

không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với quá trình phát triển [46, tr.87].

Có thể nói, hiện tại chưa có một tài liệu nào đưa ra khái niệm cụ thể về tiêu cực, song đều đề cập đến điểm chung nhất về tiêu cực là những hiện tượng xấu, gây cản trở tới sự tiến bộ của xã hội, làm cho xã hội ngày càng đi xuống.

Tiêu cực theo nghĩa thông thường gắn liền với sự mất mát, thiệt hại về vật chất, tinh thần. Tiêu cực là trái với tích cực. Hành động tiêu cực đều do ý thức có chủ định của con người gây ra dựa vào vị trí, điều kiện khác nhau để thực hiện hành vi vi phạm trái pháp luật, trái đạo đức. Vì vậy, chống tiêu cực

cũng chính là đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức...gây cản trở làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng.

Trong thực tế, chúng ta thường hiểu tiêu cực luôn đồng hành cùng với lãng phí, thất thoát, tham ô, hối lộ, tham nhũng... Những yếu tố này luôn đan xen, gắn kết với nhau và chúng đều thể hiện những mặt trái của xã hội. Vì vậy, việc tách bạch giữa các yếu tố này là rất khó. Tiêu cực gây tác hại đến mỗi người và có thể trở thành mối hiểm hoạ cho cộng đồng, cho xã hội. Tiêu cực là mặt trái của tích cực. Đây là sự thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập. Vì vậy, bất cứ chế độ xã hội nào, bên cạnh những mặt tích cực cũng luôn tồn tại các mặt tiêu cực. Xã hội rộng lớn, đa dạng và phức tạp, cho nên mặt tích cực cũng nhiều và mặt tiêu cực cũng không phải là ít, nó tồn tại đan xen ở tất cả các ngành, lĩnh vực, với nhiều hình thức khác nhau. Biểu hiện nguy hại đầu tiên của tiêu cực là làm cho con người có thói quen sống một cách giả dối, phai nhạt mục đích, ý chí, lý tưởng tốt đẹp; về kinh tế gây mất mát tiền của Nhà nước; là nguyên nhân gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ; làm mất niềm tin của nhân dân. Vì vậy, đấu tranh chống tiêu cực là nhiệm vụ, trách nhiệm không chỉ của cán bộ đảng viên, các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

- Tiêu cực trong hoạt động dạy và học

Trong giáo dục, bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực. Dưới góc độ của xã hội học, những hiện tượng tiêu cực được hiểu là những hành vi lệch chuẩn. Hành vi lệch chuẩn được giải thích là:

“Sự phản ánh bất kì một hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của xã hội hoặc một nhóm xã hội. Lệch là một hành vi đi chệch khỏi các quy tắc,

chuẩn mực xã hội hay của nhóm xã hội” [19, tr.8].

Hành vi lệch chuẩn được xác định trong quy tắc sống và tồn tại trong văn hoá. Hành vi lệch chuẩn được thừa nhận là đúng đắn trong thể chế này nhưng chưa chắc đã được thừa nhận trong thể chế khác. Hành vi lệch chuẩn ở

đây không lấy đặc trưng truyền thống hay hiện đại làm căn cứ mà căn cứ chủ yếu vào quy định của pháp luật, quy tắc, chuẩn mực nhóm mà giáo viên, học sinh đang là thành viên. Cụ thể ở đây là những nội quy, quy định của trường lớp và những giá trị đạo đức cốt lõi, mang tính bền vững như đạo lý “uống nước nhớ nguồn , “tôn sư trọng đạo , “nhà giáo mẫu mực trong môi trường giáo dục. Như vậy hành vi lệch chuẩn trong môi trường học đường được hiểu là những hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật, các nội quy, quy định của trường lớp và các giá trị đạo đức cốt lõi mang tính bền vững.

Từ đó, có thể hiểu hành vi lệch chuẩn trong trong hoạt động dạy và học là những hành vi không tuân theo các nội quy, quy định về dạy và học của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục.

Từ cách diễn giải trên có thể hiểu: Tiêu cực trong hoạt động dạy và học là những hành vi lệch chuẩn, trái quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức hoặc quy định đặt ra đối với người dạy, người học hoặc những người có liên

quan đến hoạt động dạy và học... Những hành vi này nhằm đạt tới mục đích

nhất định không chính đáng của chủ thể gây ra hành động.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)