0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 28 -36 )

1.2.2.1. Tiêu cực trong hoạt động dạy

- Trong hoạt động soạn giảng và nghiên cứu, giảng dạy:

+ Soạn bài: Soạn bài là quá trình kiến tạo hoạt động dạy và học của

giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu bài học, đồng thời cũng là yếu tố để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Soạn bài học một cách chu đáo, phù hợp là khâu quyết định sự thành công của tiết dạy bởi vì bài soạn chính là bản hướng dẫn hoạt động dạy - học trong tiết học. Đứng góc độ sư phạm, giáo án chỉ là một thủ tục hành chính. Theo quy định cứ 4 năm giáo viên phải thay giáo án mới nên có nhiều giáo viên chỉ lên mạng tải về và chỉnh sửa lại theo ý mình. Như vậy, giáo án rất cần được xem là một kế hoạch chứ không phải là cái để “trình làng và hình thức hóa. Thực tế, có những giờ

học rất mơ hồ, dẫn đến học sinh “bị động , có trường hợp phải cóp nhặt trên mạng về, làm bài đối phó. Hàng tuần các tổ chuyên môn kiểm tra bài soạn của giáo viên trong tổ, ban giám hiệu kiểm tra bài soạn của tổ trưởng, tổ phó và tổ bộ môn. Các bài soạn được lưu trữ hàng năm, giáo viên phải thông báo nguồn gốc bài soạn, tổ chuyên môn và ban giám hiệu có căn cứ để kiểm tra việc soạn bài và chỉnh sửa cũng như sử dụng nguồn bài soạn từ nơi khác. Việc làm này với mục đích để nâng cao chất lượng bài soạn và phù hợp với việc giảng dạy trên điều kiện thực tế của nhà trường và nhận thức của học sinh.

Hiện nay, không ít giáo viên chưa thực sự dồn tâm huyết đầu tư cho soạn giảng. Việc lập kế hoạch bài học chỉ là chép lại sách giáo viên mà không có sự đầu tư, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ bài giảng. Đặc biệt, có trường hợp chép nguyên giáo án cũ để dạy. Các giờ dạy chay chiếm khá nhiều, cho thấy việc đầu tư tìm tòi, tận dụng khả năng hiện có của cơ sở vật chất nhà trường cũng như bản thân giáo viên còn nhiều hạn chế. Các giáo viên trẻ thì ngược lại, chú ý quá nhiều đến phương pháp mà không mở rộng, làm rõ nội dung cần lĩnh hội cho học sinh. Điều này dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa được cao, học sinh tiếp nhận tri thức một cách thụ động, kiến thức không sâu, thiếu tính bền vững.

+ Viết sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm là những bài học

kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình dạy học đã được kiểm nghiệm, nếu được đúc kết lại hiệu quả giảng dạy sẽ được nâng cao và hơn thế nữa nó có thể vận dụng trong đơn vị hoặc trong ngành GD&ĐT. Do vậy sáng kiến kinh nghiệm là cơ sở để đánh giá mức độ phấn đấu của người thầy. Thế nhưng sáng kiến kinh nghiệm triển khai quá nhiều thì đến một lúc nào đó giáo viên sẽ cạn và sáng kiến sẽ lặp đi lặp lại. Đề tài trong các sáng kiến với người này là mới, với người khác là cũ. Nhưng đã là “sáng kiến thì phải mới, do đó giáo viên không còn cách nào khác là phải đi sao chép, hoặc dựa vào các mối quan hệ thân quen xin các đề tài từ địa phương này lắp cho địa phương khác;

hay hỏi xin kỷ yếu nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm để “nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm; có những sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp khoa học không xuất phát từ những ý tưởng của bản thân người viết, mà được “lấy từ đâu đó, đổi tên tác giả, thêm bớt những sự kiện, số liệu, kết quả đối chứng… để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình; có những đề tài bắt nguồn từ sự trăn trở của người viết với mong muốn mang lại hiệu quả trong giảng dạy, trong nhiệm vụ được giao lại không được Hội đồng khoa học đánh giá cao hoặc đánh giá không đạt. Chính vì những lý do như vậy, mà sáng kiến kinh nghiệm được xem như là một áp lực lớn với giáo viên, bởi phần lớn các sáng kiến kinh nghiệm này được ra đời bởi sự thúc ép bằng các mệnh lệnh hành chính, bằng các chỉ tiêu thi đua, đôi khi là lợi ích cá nhân chứ không phải đúc kết từ tâm huyết, kinh nghiệm giảng dạy.

+ Lợi dụng dạy thêm: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhận

định: dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật mà thực tế ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… cũng có. Ở nước ta việc học thêm được xuất phát từ một nhu cầu muốn phát triển khả năng và học tốt hơn. Trong khoản 4, điều 35 của Điều lệ trường THCS và THPT có quy định rõ giáo viên không được “ép buộc học sinh học thêm để kiếm tiền . Nhưng thực tế, tình trạng dạy thêm hiện nay vẫn tràn lan. Việc dạy thêm, bên cạnh những mục đích tốt đẹp thì vẫn còn nhiều bất cập. Đó là có những giáo viên vì thành tích, vì nhu cầu cuộc sống đã "ăn bớt" kiến thức ở trên lớp để về nhà dạy thêm. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên vì muốn tăng thu nhập, "làm kinh tế" nên đã dùng nhiều "chiêu trò" để lôi kéo học sinh, tổ chức dạy thêm, học thêm. Việc dạy thêm, học thêm tràn lan theo cách các giáo viên đang thực hiện hiện nay chỉ đem đến nguy cơ khiến cho nền giáo dục càng tụt hậu. Học sinh học thêm là được thầy chỉ bảo, hướng dẫn, dẫn tới thói quen không tốt, thụ động chờ đợi được làm hộ, chỉ sẵn, mớm bài thay vì phải tự mình vận động, tư duy. Khi người giáo viên không làm chủ được việc dạy thêm, học thêm sẽ dẫn tới những chuyện nghiêm

trọng khác như phân biệt đối xử đối với những học sinh không đi học thêm hoặc những vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Vi phạm quy chế trong kiểm tra, thi cử

+ Thông báo trước nội dung kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá là bộ

phận không thể tách rời của quá trình dạy học, đó là một hình thức để đánh giá năng lực học tập của học sinh. Phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh hiện nay đã chú ý đến sự đổi mới với tỷ lệ câu hỏi trong một bài kiểm tra là 60% là câu hỏi kiến thức, 40% là câu hỏi vận dụng. Nhưng thực tế trong các bài kiểm tra định kì của học sinh, giáo viên vẫn chú trọng nhiều đến kiến thức. Các đề kiểm tra chủ yếu vẫn theo hình thức “học gì thi đấy . Hình thức này được cho là lạc hậu, thiếu khách quan vẫn chủ yếu chú trọng nặng về mặt kiến thức, mang tính áp đặt mà chưa chú ý đến kỹ năng mềm, khả năng sáng tạo của học sinh. Mâu thuẫn giữa một bên là hứng thú học tập, một bên là áp lực điểm số, nhiều học sinh tỏ ra chán nản, lo lắng trước mỗi bài kiểm tra, làm bài một cách đối phó hoặc dùng các hình thức gian lận trong mỗi lần kiểm tra thường xuyên, định kì.

Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên cũng chịu nhiều áp lực về chỉ tiêu, chất lượng học sinh. Vì vậy, trước mỗi bài kiểm tra định kì, giáo viên thường thông báo hoặc giới hạn nội dung kiểm tra cho học sinh biết trước để chuẩn bị. Một số giáo viên khối THCS cho rằng, nếu không cho học sinh biết trước nội dung kiểm tra, học sinh sẽ không làm được bài, dẫn đến chất lượng điểm thấp. Số điểm không chỉ là cơ sở để đánh gía, xếp loại học sinh mà đó còn là căn cứ để đánh giá trình độ của giáo viên. Vì vậy học sinh khi nhận đề kiểm tra không còn bỡ ngỡ, hồi hộp bởi nội dung xoay quanh những kiến thức đã học hoặc đề bài mang dáng dấp của những đề luyện trước đó.

+ Coi thi không nghiêm túc: Để đảm bảo tính nghiêm túc của một kỳ

thi, giám thị coi thi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong quá trình coi thi, nhiều cán bộ coi thi quá dễ, dẫn đến việc tự do trao đổi bài, xem tài liệu dẫn

đến sai lệch kết quả trong đánh giá. Ngược lại có những cán bộ coi thi quá nghiêm khắc, nói nhiều cùng với những hành động thái quá làm cho không khí phòng thi căng thẳng, ảnh hưởng tới tâm lý thí sinh khi làm bài...Có những sai sót được coi là dễ khắc phục nhưng vẫn diễn ra thường xuyên như: cán bộ coi thi ngồi không đúng vị trí quy định trong phòng thi, hoặc ngồi một chỗ nói chuyện, làm việc riêng, đi lại nhiều lần trong một ca thi, khi không có thanh tra thậm chí còn nói chuyện riêng... Sự lơ là của giáo viên có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, song tình trạng này vẫn tái diễn trong các kì thi, mặc dù hàng năm Bộ GD&ĐT đều tổ chức các lớp tập huấn coi thi và kiểm tra.

- Vi phạm trong cho điểm, đánh giá kết quả:

+ Chấm điểm: Việc chấm bài, cho điểm học sinh là một khâu quan trọng

trong quá trình đánh giá năng lực của học sinh. Việc cho điểm ở các môn khoa học tự nhiên tương đối chính xác và khách quan, sai phạm phát hiện nhiều trong các bài thi môn khoa học xã hội. Điều này xuất phát từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan như: năng lực giáo viên, trình độ, hoặc theo cảm tính chủ quan của người chấm. Điều này không chỉ gây dư luận xấu mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh. Vì vậy, công bằng, bình đẳng là yếu tố tiên quyết trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Nâng điểm, sửa điểm, sửa học bạ

Hiện nay tình trạng giáo viên tự ý sửa điểm, sửa học bạ, kiểu “xin - cho giữa giáo viên và học sinh vẫn đang diễn ra khá nhiều. Tình trạng sửa điểm, sửa học bạ trong những năm gần đây càng trở nên phức tạp hơn kể từ khi ngành giáo dục có quy định xét tuyển vào lớp 10, ngoài việc học sinh phải thi 2 môn Văn, Toán thì để được xét vào lớp 10, học sinh còn phải xét cả điểm của 4 năm học ở bậc THCS. Điều này một mặt tạo thuận lợi, giảm tải áp lực thi cử cho học sinh nhưng chính quy định này cũng tạo kẽ hở để “nạn sửa điểm học bạ bùng phát. Nhiều vụ sửa học bạ xảy ra liên tiếp trong những năm gần đầy, thậm chí có vụ đã bị khởi tố hình sự song cũng chưa đủ dóng lên hồi

chuông cảnh tỉnh. Nhiều vụ làm giả hồ sơ, tẩy xóa, làm lại học bạ để được xét trúng tuyển. Việc sửa điểm và xếp loại hạnh kiểm trong học bạ khá đơn giản: giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm, dùng bút gạch điểm cũ và xếp loại hạnh kiểm cũ đi, viết điểm, xếp loại mới vào, thêm chỗ chốt sửa ở góc bên dưới. Nếu muốn làm mới học bạ cho "đẹp" hơn thì chỉ cần nhận được sự đồng ý của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn. Việc làm tiêu cực này đã để lại hậu quả nghiêm trọng trong môi trường giáo dục, tạo nên sự không công bằng trong học sinh, nảy sinh một loạt những hiện tượng khác như: chạy điểm, mua điểm, gạ điểm. Những học sinh lười nhác học tập, ý thức rèn luyện yếu kém mà lại có được hồ sơ, học bạ ngang bằng với những học sinh học tập, rèn luyện nghiêm túc, hết mình.Vì vậy, cần chấn chỉnh lại việc sửa điểm trong sổ ghi điểm, học bạ để đảm bảo tính công bằng cho các học sinh.

+ Gạ điểm, bán điểm: Một bộ phận giáo viên thiếu chuẩn mực, mô

phạm, thậm chí vi phạm đạo đức nhà giáo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự người thầy. Sàm sỡ, xâm phạm thân thể, xúc phạm nhân phẩm, thiếu công tâm, vô trách nhiệm trong giáo dục học trò, biến học trò thành nạn nhân của những trò hỉ - nộ - ái -ố, làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của các nhà giáo. Không ít trường hợp thầy giáo gạ tình học sinh để đổi điểm bị tố cáo, phát giác trong thời gian vừa qua được báo chí phản ánh, đưa tin như một số vụ việc ở trường THPT Ngọc Hiển, Cà Mau (năm 2015), trường THPT thuộc quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ; trường ĐH Tây Nguyên (năm 2013)...đã dóng lên hồi chuông, cảnh báo về một bộ phận đạo đức nhà giáo. Ngành giáo dục cần có những biện pháp xử lý triệt để trả lại sự trong sáng cho môi trường giáo dục.

1.2.2.2. Trong hoạt động học

Tình trạng tiêu cực trong hoạt động học chủ yếu tập trung trong việc chấp hành thực hiện nội quy về học tập, thi cử

+ Lười học: Hiện nay, tình trạng học sinh lười học không chỉ biểu hiện ở những em học yếu kém mà còn cả đối với những em có học lực khá. Đây đang là vấn đề diễn ra phổ biến trong các cấp học không chỉ ở các trường phổ thông mà còn cả ở các trường đại học. Chỉ cần nhìn vào phần nhận xét của giáo viên trong cuốn sổ ghi đầu bài của bất kì một trường THCS hay THPT nào đều dễ dàng bắt gặp được dòng chữ học sinh “lười học . Tình trạng lười học kéo dài sẽ gây ra những hệ luỵ xấu cho ngành giáo dục. Từ lười học sẽ dẫn đến kết quả học tập sa sút, mất kiến thức, bỏ học dẫn đến sa đà vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hút chích…. làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Vì vậy người làm công tác giáo dục cần có những định hướng kịp thời để hạn chế những tiêu cực để đảm bảo việc học tập cho học sinh

+ Trốn học: Tình trạng học sinh trốn học thường xảy ra, đặc biệt là học

sinh THPT, các trường dân lập, bán công. Số học sinh trốn học chủ yếu rơi vào những học sinh cá biệt, đạo đức kỷ luật kém, sức học yếu nên thường có tâm lý chán học, thích chơi bời đua đòi, dễ bị các thú vui, tệ nạn xã hội bên ngoài lôi cuốn như: trò chơi điện tử, xem phim, quán xá, hút xách, cờ bạc... Tình trạng học sinh trốn học ảnh hưởng đến chất lượng học tập không chỉ của những học sinh cá biệt này mà còn lôi cuốn ảnh hưởng đến nhiều học sinh khác, đến kỷ luật, trật tự trong nhà trường. Trốn học còn là nỗi lo của toàn xã hội, trở thành nguyên nhân của các tệ nạn xã hội, thậm chí là nguyên nhân của những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà báo chí đã nhắc đến thời gian qua. Có ngăn chặn và xử lý hữu hiệu tệ nạn trốn học, bỏ tiết trong học sinh thì mới nâng cao chất lượng dạy và học, mới đảm bảo môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh được.

+ Gian lận trong thi cử: Gian lận trong thi cử được xem là hiện

tượng tiêu cực phổ biến nhất hiện nay. Ở nước ta, trong giáo dục phổ thông có thể dẫn ra hàng loạt các vụ việc tiêu cực thi cử trong thời gian qua. Báo cáo tổng kết Thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2007-

2008 của Bộ GD&ĐT ghi rõ: “Có 1.809 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài . Theo đánh giá, tổng kết của thanh tra Bộ GD&ĐT, trong kì thi THPT quốc gia năm 2015 có gần 800 thí sinh vi phạm, năm 2016 là trên 335 thí sinh. Các hình thức vi phạm kỷ luật phổ biến là mang tài liệu, điện thoại vào phòng thi. Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo, nhỏ gọn, đã tạo điều kiện cho thí sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bị phát hiện. Trong kì THPT quốc gia năm 2015 – 2016 có ít nhất có đến 9 trường hợp mang thiết bị có thể thu phát âm thanh, hình ảnh vào phòng

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 28 -36 )

×