Xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dư luận xã hội, đảm bảo tính định hướng dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 112 - 115)

tác dư luận xã hội, đảm bảo tính định hướng dư luận xã hội

Để xây dựng, củng cố, bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ làm công tác DLXH cần:

Một là, kiện toàn đội ngũ làm công tác DLXH, là những cán bộ có

năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; đặc biệt chú trọng cán bộ có trình độ chuyên môn về xã hội học, tâm lý học, có trình độ chính trị, hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực, có trách nhiệm và khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, có khả năng đối thoại, thuyết phục, giải thích và định hướng thông tin đối với DLXH.

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác DLXH và cộng tác viên; tổ chức các cuộc điều tra xã hội học nắm bắt DLXH. Ban Tuyên giáo các cấp cần chủ động tham mưu giúp cấp ủy thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phương thức nắm bắt, phản ảnh, xử lý và phản hồi thông tin DLXH trong đội ngũ cán bộ làm công tác này ở các cấp, nhất là kỹ năng tiếp cận thực tế đối với những vấn đề nhạy cảm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm giúp họ có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và nâng cao năng lực trong hoạt động công tác; trang bị kiến thức, nghiệp vụ cơ bản và kỹ năng trong công tác nắm bắt và định hướng tư tưởng. Thường xuyên hoặc đột xuất cung cấp thông tin theo chuyên đề nhằm giúp đội ngũ cộng tác viên kịp thời cập nhật thông tin, làm cơ sở cho quá trình hoạt động, tạo sự chuyển biến mạnh về khả năng, chất lượng công tác dự báo của đội ngũ làm công tác DLXH. Tham gia các cuộc điều tra xã hội học theo kế hoạch của Ban Tuyên giáo. Khi cần thiết tham mưu tiến hành điều tra thăm dò dư luận xã hội về tình hình giáo dục nói chung và hoạt động dạy và học nói riêng ở địa phương.

Ba là, đổi mới cách thức tổ chức và duy trì hoạt động của mạng lưới

cộng tác viên bảo đảm yêu cầu về số lượng, chất lượng, có đại diện của nhiều giai tầng xã hội trên địa bàn; khắc phục tình trạng trong mạng lưới cộng tác viên, thành phần cán bộ nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao, các thành phần khác thấp hoặc thiếu, coi trọng cộng tác viên trong nông dân, công nhân, thanh niên, sinh viên, trí thức. Hằng năm, tiến hành rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên, bảo đảm chất lượng, sự hợp lý về cơ cấu; kịp thời động viên, khen thưởng những cộng tác viên có nhiều nỗ lực trong việc nắm bắt và phản ánh DLXH. Chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên cũng như đảm bảo tính định hướng DLXH, qua đó tránh những DLXH theo kiểu tin đồn thất thiệt, tin bịa đặt nhằm bôi nhọ, vu cáo gây nhiễu nội bộ.

Tiểu kết chương 3

Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng DLXH trong việc hoạch định cũng như triển khai đường lối, chính sách vào cuộc sống. Các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều dựa trên sự tham gia ý kiến của các ban ngành, đoàn thể, ý kiến nhân dân, DLXH. Nhiều chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước nhấn mạnh vai trò, sự tham gia của toàn xã hội trong giám sát và phản biện đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục, coi DLXH là kênh thông tin tất yếu để các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xem xét khi xây dựng, ban hành văn bản, các quyết định, nội dung liên quan công tác giáo dục, nhất là trong giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động dạy và học.

Đối với Hà Nội, vấn đề này đã được hoạch định rõ trong chương trình phát triển giáo dục, đào tạo đến 2020 và giai đoạn tiếp theo. Kế hoạch số 140/KH-UBND của UBND TP Hà Nội nêu rõ nhiệm vụ tuyên truyền, lắng nghe DLXH, nêu rõ các cơ quan thông tin đại chúng đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp để có sự thống nhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin và truyền thông. Tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và quy định rõ trách nhiệm từng cấp nhằm khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm; tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục...

Thời gian tới, để tiếp tục phát huy vai trò DLXH trong đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học ở Hà Nội cần làm tốt một số nhóm giải pháp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tập trung.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 112 - 115)