trong tạo lập dư luận xã hội tích cực đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong dạy và học
Không thể có DLXH mà không có sự giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, một lượng lớn những cá nhân có cùng quan điểm nhưng những người này sẽ không tạo thành dư luận nếu như không có sự trao đổi, thảo luận ý kiến của những người khác thông qua giao tiếp. Giao tiếp thực hiện bằng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình, internet, điện thoại...DLXH được hình thành dưới sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng và bằng con đường giao tiếp, bằng hoạt động trao đổi thảo luận về nội dung thông tin mà công chúng tiếp thu được để hình thành nên DLXH.
Hà Nội là nơi đặt trụ sở của các cơ quan báo chí Trung ương và các cơ quan báo chí thuộc Tp Hà Nội với số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý báo chí và đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Do đó, các sự kiện xảy ra trên địa bàn Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm, tuyên truyền đa dạng của các cơ quan thông tấn báo chí. Đây chính là kênh giám sát hữu ích, giúp tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo cũng như hoạt động giáo dục, đào tạo của các trường; phát hiện, phản ánh các hành vi tiêu cực trong hoạt động dạy và học. Thực tế cho thấy, những vụ việc tiêu cực thời gian qua ở Hà Nội được phản ánh phần lớn xuất phát từ sự vào cuộc của cơ quan báo chí. Từ việc báo chí phản ánh, tạo DLXH nên Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, xử lý theo quy định, qua đó chấn chỉnh hành vi tiêu cực, góp phần răn đe, phòng ngừa chung.
Để tiếp tục phát huy vai trò báo chí trong tạo lập DLXH, thúc đẩy đấu tranh chống tiêu cực cần có các kênh tiếp nhận, phản ánh và xử lý thông tin. Thực tiễn cho thấy “DLXH là nguồn thông tin tiềm năng, là dữ liệu, là hơi thở của báo chí. Và báo chí là hiện diện của DLXH, là thông tin tiếp nhận và thông
tin thực tế [20, tr.121]. Báo chí là yếu tố tác động và thay đổi nhanh nhất đến
DLXH. Đồng thời phản ứng của DLXH trước các sự kiện, vấn đề thời sự thường rất nhanh chóng và tạo sức mạnh to lớn giải quyết các vấn đề xã hội, do đó báo chí phải coi trọng việc tác động, điều chỉnh DLXH; nhất là trong việc hướng đến mục tiêu phát huy vai trò của DLXH trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực của ngành giáo dục. Cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan báo chí trong việc thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tiêu cực được kiểm tra, thanh tra; thông tin về kết quả đấu tranh chống tiêu cực của các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương, cá nhân; cung cấp thông tin ban đầu cho các cơ quan chức năng; kiểm tra làm rõ các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, để báo chí thực sự “là diễn đàn của nhân dân . Đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông, cơ quan lãnh đạo, quản lý giáo dục có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm theo quy định, đồng thời phát động phong trào phòng chống tiêu cực trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch.