Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 60 - 84)

2.2.1.1. Dư luận xã hội đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc giáo dục ý thức đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học.

Việc đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong môi trường giáo dục là việc làm cần thiết và thường xuyên của ngành giáo dục, vấn đề này luôn thu hút được sự quan tâm của dư luận. Sau sự việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa đứng lên tố cáo hành vi tiêu cực năm 2006 tại hội đồng thi tốt nghiệp THPT Phú Xuyên A – Hà Tây (nay là Hà Nội) đã tạo nên một làn sóng dư luận xôn xao, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và người dân bày tỏ ý kiến về việc làm của thầy. Sau đó, thầy Khoa còn cổ vũ, kêu gọi những giáo viên khác đứng ra tố cáo, đấu tranh với các hành vi tiêu cực. Cũng từ đó, hàng loạt thông tin về vụ việc được đưa ra tranh luận trên mọi diễn đàn, từ nhà trường, trên báo đài đến mọi gia đình. Việc báo chí đăng tải ý kiến của những nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lý giáo dục có trình độ, có uy tín và địa vị xã hội càng thu hút thêm sự chú ý của công chúng và đảm bảo cho tính tin cậy và tính thuyết phục của các luồng thông tin và ý kiến đánh giá. Sự kiện đó được xem như mở đầu cho cuộc chiến chống tiêu cực của ngành giáo dục khiến các cơ quan quản lý giáo dục phải vào cuộc tiến hành những cuộc thanh tra, kiểm tra ngành giáo dục một cách toàn diện. Tháng 7/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục (phong trào hai không) nhằm triệt tận gốc bệnh thành tích và tiêu cực thi cử tồn tại nhiều năm. Cũng từ đó, chúng ta chứng kiến những số liệu về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp không còn “đẹp . Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2007 ở Hà Nội so

với các năm trước giảm xuống trông thấy. Ông Nguyễn Thành Kỳ, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2007 của Hà Nội là 86,26% thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Mặt khác DLXH có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách của con người, tức là tác động đến quá trình xã hội hoá cá nhân. Điều này biểu thị mối quan hệ khăng khít giữa DLXH và các chuẩn mực xã hội. Sự đánh giá của DLXH với giáo viên và học sinh thường dựa trên những khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội, hành vi đã có sẵn và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng. Chẳng hạn đối với người thầy thì phải mô phạm, đức độ, mẫu mực trong hành vi; đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết, nhân ái; đối với học trò phải hết lòng thương yêu, chỉ bảo; đối với người khác phải giản dị, mẫu mực; đối với công việc phải tận tụy, có kỷ luật, sáng tạo… phải giữ gìn sự trong sạch của cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Học sinh thì phải trung thực, cầu tiến, giản dị, khiêm tốt; đối với thầy cô giáo phải kính trọng, biết ơn; đối với bạn cùng trường, cùng lớp phải đoàn kết, thân ái, phải biết kính trên, nhường dưới… Như vậy là đại đa số, dù muốn hay không thì mọi người trong cộng đồng xã hội đều chịu sự phán xét của dư luận về ý thức, hành vi của cá nhân. Từ đó mỗi cá nhân đều có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ những nhận xét tốt, khắc phục, sửa chữa những sai sót nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cộng đồng xã hội đối với bản thân. Quá trình mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi của bản thân chính là quá trình tự giáo dục trước yêu cầu của DLXH.

Nắm bắt được vai trò quan trọng của DLXH, ngành giáo dục thủ đô đã luôn luôn nỗ lực xây dựng những phong trào đoàn thể nhằm tạo dựng, định hướng dư luận tốt trong các nhà trường, để mỗi cán bộ giáo viên là một tấm gương tốt; mỗi học sinh là một bông hoa đẹp. Các phong trào thường gắn với củ đề của năm học như phong trào: Trường học thân thiện, học sinh tích cực; cô giáo như mẹ hiền; thi đua dạy tốt - học tốt; người cán bộ công chức, viên chức trung thành, tận tuỵ, gương mẫu; đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao,

chất lượng bền vững, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hành tiết kiệm

chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực...Các phong trào được phát động nhằm

thiết lập môi trường sư phạm với đặc trưng: “trật tự kỷ cương, trung thực,

khách quan - công bằng, tình thương, khuyến khích sáng tạo và hiệu quả”.

Ngoài ra, ngành giáo dục thực hiện đẩy mạnh Chỉ thị số 03/CT- TW ngày 14/5/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , phát động chủ đề năm học: “xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh

thanh lịch; dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”.

Tác dụng tích cực của phong trào này là nhằm xây dựng và nâng cao hơn nữa nhân cách của mỗi giáo viên, học sinh trong việc chống lại suy nghĩ, lối sống tiêu cực. Từ đó, tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hoạt động vì sự phát triển chung của ngành giáo dục. Hàng năm ngành giáo dục Thủ đô tích cực tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi ở các nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, góp phần nâng cao trình độ giáo viên. Đó cũng là dịp để các nhà giáo giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm và phương pháp dạy học.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn người dân được hỏi đã khẳng định mức độ quan trọng và rất quan trọng của DLXH trong việc giáo dục ý thức đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học. Chẳng hạn có 25% và 35% ý kiến khẳng định mức độ rất quan trọng và quan trọng trong việc giáo dục ý thức đấu tranh chống tiêu cực... Trong 35% số người khẳng định vai trò quan trọng của DLXH trong giáo dục đấu tranh chống tiêu cực thì phiếu khảo sát ghi nhận có đến 13,7% là giáo viên và 36,8% là học sinh. Hơn nữa có đến 33% số người đánh giá mức độ hiệu quả của DLXH trong giáo dục ý thức đấu tranh chống tiêu cực. Vai trò này tác động đến nhiều tầng lớp xã hội, từ giáo viên, học sinh, người dân đến cán bộ quản lý.

2.2.1.2. Dư luận xã hội tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời, khách quan, toàn diện về các hiện tượng tiêu cực

Với tư cách là một chức năng, DLXH góp phần phát hiện, phản ánh và công bố những thông tin về hiện tượng, sự việc, hành vi có biểu hiện tiêu cực cho xã hội được biết, nhất là các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền xem xét. Thông qua đó, giúp các cơ quan quản lý giáo dục nắm bắt thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác những vụ việc tiêu cực để tiến hành điều tra, xử lý... Điểm mạnh của DLXH trong việc phát hiện, cung cấp thông tin về vụ việc tiêu cực thể hiện tính tích cực, tự giác của mỗi học sinh, giáo viên trong việc đứng ra tố cáo các hành vi tiêu cực; điều ấy còn giúp cho việc phát hiện dấu hiệu tiêu cực sớm hơn và nắm bắt được xu hướng của hiện tượng tiêu cực.

Nhiều vụ việc tiêu cực trong hoạt động dạy và học trong các trường phổ thông tại Hà Nội những năm qua đều khởi nguồn từ thông tin tố giác của người dân và sự phản ánh của báo chí, của DLXH. Điển hình như vụ tiêu cực trong thi tốt nghiệp năm 2014 tại Hội đồng thi Trường THPT Cầu Giấy, video phản ánh tiêu cực tại hội đồng thi THPT Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội; video ghi lại cảnh giáo viên tại trường bỏ vị trí, nhân viên phục vụ vào tận phòng thi phát bài giải cho thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp Trường THPT Phú Xuyên A, Hà Nội... Thông qua DLXH, người dân sẽ có khả năng tự tin hơn trong việc tố cáo các hiện tượng tiêu cực, giúp giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ trước Quốc hội ngày 22-10-2013 về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng nêu rõ: việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu; việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực chủ yếu qua DLXH, báo chí phản ánh hoặc khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán mới phát hiện sai phạm. Đồng thời nghiên cứu của Ban Nội chính Trung ương cũng cho thấy: kênh thông tin quan trọng – DLXH có 59,8%; người dân có 74,3% cán bộ công

chức biết tiêu cực, tham nhũng qua kênh này [40, tr.137]. Đại diện sở GD&ĐT Hà Nội cũng thừa nhận rằng: những tiêu cực của ngành có đến 53,8% được biết đến thông qua dư luận, đặc biệt qua kênh báo chí. Nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng đã khẳng định “Phần lớn những vụ tiêu cực được xử lý vừa rồi là do báo chí đưa tin... Báo chí là lực lượng đắc lực phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống tiêu cực của ngành giáo dục [44].

Thông qua DLXH mà công chúng biết đến những vụ việc tiêu cực thi cử ở trường THPT Cầu Giấy (năm 2014), THPT Nguyễn Huệ (năm 2013)... Đây chỉ là một trong số ít những trường hợp được dư luận biết đến qua những đoạn video được đăng tải trên mạng. Gian lận trong thi cử là hiện tượng quen thuộc dễ bắt gặp trong các kì thi nhưng cũng còn rất nhiều những vụ việc được học sinh, giáo viên bàn luận xôn xao nhưng rồi không có bằng chứng cụ thể nên rơi vào tình trạng bị “chìm xuồng , bởi suy cho cùng ngành nào cũng muốn “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại . Cũng thông qua DLXH mà nhân dân, nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục biết đến những vụ bạo lực học đường đang ngày một gia tăng ở Hà Nội, điển hình như ở các trường thuộc địa bàn Gia Lâm, Ba Vì, Đan Phượng, Từ Liêm... những vụ việc trên thu hút được sự tham gia trao đổi ý kiến, đánh giá nhận xét của các bậc phụ huynh, các chuyên gia tâm lý, các nhà quản lý giáo dục tìm giải pháp cho những vấn nạn trên.

Có thể thấy, DLXH, đặc biệt là thông qua các kênh thông tin báo chí mà các hiện tượng tiêu cực được nhiều người biết đến. Cũng qua đó, nó dự báo được những xu hướng tồn tại trong môi trường giáo dục hiện nay, từ đó có những giải pháp thích hợp cho những vấn đề còn tồn tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn số người được hỏi đã khẳng định mức độ quan trọng và rất quan trọng của DLXH trong việc phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin về các hiện tượng tiêu cực ở Hà Nội hiện nay. Chẳng hạn, có 30,8% ý kiến cho rằng, trong phát hiện, phản ánh hiện tượng tiêu cực, DLXH đóng vai trò rất quan trọng và 32,4% ý kiến cho rằng quan trọng. Không những vậy, tỷ lệ ý

kiến đánh giá mức độ hiệu quả của DLXH trong việc phát hiện, phản ánh, hiện tượng tiêu cực cũng khá cao, với 39% ý kiến khẳng định hiệu quả.

2.2.1.3. Dư luận xã hội chủ động thể hiện vai trò quan trọng trong giám

sát và kiến nghị cơ quan quản lý kiểm tra, xử lý hành vi tiêu cực

Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định: Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu; hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế... thì DLXH có vai trò giám sát, tạo áp lực nhằm thúc đẩy cán bộ và cơ quan quản lý thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc giải quyết, xử lý, trừng phạt các hành vi tiêu cực.

Không chỉ là một kênh thông tin quan trọng, DLXH còn là công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy xem xét, xử lý nhanh, đúng pháp luật các hiện tượng tiêu cực. Trên thực tế, khi DLXH lên tiếng về những hiện tượng tiêu cực thì các cơ quan quản lý giáo dục thường vào cuộc nhanh hơn để xem xét, xử lý. Chẳng hạn như, ngay sau khi dư luận bàn tán về vụ việc tiêu cực ở trường THPT Cầu Giấy vào buổi thi môn Toán vào ngày 3/6/2014, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập tổ thanh tra xác minh sự việc và đến ngày 5/6, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND Tp về việc xử lý vi phạm quy chế thi tốt nghiệp tại hội đồng này.

Năm 2013, xung quanh vụ việc tiêu cực thi cử tại Hội đồng coi thi Trường THPT Quang Trung - Hà Đông (Hà Nội), dư luận lại dậy sóng với clip học sinh đua nhau giở tài liệu. Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, đây là sự việc rất đáng tiếc. Ông cho biết:

Đối với lãnh đạo Sở, tôi có thể khẳng định chưa có một cuộc thi nào mà chúng tôi tổ chức huy động lực lượng cán bộ coi thi, giám thị lớn và quan tâm nghiêm túc, sâu sắc như kỳ thi này. Với trường hợp ở phòng thi

số 35 Hội đồng coi thi THPT Quang Trung là do giám thị sơ suất, không làm hết trách nhiệm nên để học sinh trao đổi, nói chuyện gây mất trật tự

trong phòng thi [8].

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, sự việc ở phòng 35 là rất đáng tiếc, thể hiện sự chủ quan của giám thị coi thi. Sự việc trên xảy ra sau khi đoàn thanh tra của Bộ và Sở tới. Ông nói:

Chúng tôi cũng như dư luận xã hội khi xem clip này đều không hài lòng vì những gì giám thị đã làm không đúng trách nhiệm. Nếu giám thị làm hết trách nhiệm của mình thì học sinh sẽ không có cơ hội. Rất tiếc là có những người vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Đó là lý do vì sao cơ chế quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định kỷ luật nếu giám thị buông lỏng trách nhiệm [8].

Thông qua việc cung cấp thông tin, DLXH đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý, chấn chỉnh sai phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, chính nhân dân, DLXH là trợ thủ đắc lực cho các nhà quản lý giáo dục trong đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực. Chính DLXH đã tạo áp lực yêu cầu việc thực thi các biện pháp đấu tranh chống lại hiện tượng tiêu cực phải được vận hành một cách tích cực và có kết quả rõ ràng, phải công khai kết quả xử lý các hiện tượng tiêu cực giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu kết quả xử lý các vụ việc tiêu cực hợp lý sẽ được dư luận tán thưởng, ngược lại nếu kết quả xử lý khiến dư luận còn tranh cãi thì dư luận phản ứng, các cơ quan chức năng cần xem xét lại quy trình xử lý vụ việc. Bởi ưu thế của DLXH là có sự tham gia của những người có kiến thức chuyên môn sâu không chỉ trong ngành giáo dục mà còn trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này nằm ngay trong số lượng và chất lượng của luồng DLXH. Sự hiểu biết của một luồng DLXH bao giờ cũng có khả năng áp đảo so với cá nhân hoặc một nhóm người có hành vi tiêu cực. Quan trọng hơn, DLXH với sự tham gia gia đông đảo người dân, với các mạng lưới tổ chức (chính thức và phi chính thức) có ưu thế

quan trọng trong việc huy động kiến thức chuyên môn từ rất nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, thông qua các mối quan hệ rất đa dạng. Bên cạnh đó,

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 60 - 84)