Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 84 - 90)

Nguyên nhân những hạn chế của DLXH đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở Hà Nội, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Nguyên nhân khách, trước hết là trong xã hội hiện nay đang tồn tại phổ biến tình trạng dư luận tập thể, thậm chí dư luận rộng rãi thờ ơ với các hiện tượng tiêu cực. Cho nên việc tạo ra trong dư luận thái độ lên án một cách kiên quyết với các hiện tượng tiêu cực ở mọi mức độ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nếu không có sự ủng hộ tích cực và rộng rãi trong DLXH thì khó có thể xóa bỏ triệt

để các hiện tượng tiêu cực diễn ra hàng ngày trong đời sống. Mặt khác, một lối sống trong truyền thống của người Việt Nam “nặng tình nhẹ lý , “xấu chàng hổ ai ....đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến đấu tranh chống tiêu cực của DLXH trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở Hà Nội hiện nay. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, thời gian... cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nắm bắt, điều tra DLXH.

Nguyên nhân chủ quan, có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, những yếu tố có liên quan đến chủ thể có hành vi tiêu cực. Một

thực tế hiện nay đang đặt ra là một bộ phận cán bộ giáo viên còn có tư tưởng “an phận thủ thường nên ngay cả khi phát hiện có vấn đề tiêu cực cũng cho rằng đó là chuyện “nội bộ , chưa thực sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, còn bị chi phối bởi những hoàn cảnh khó khăn tác động đến hay bởi ý kiến của những người khác. Họ thường dễ dao động hoặc bị khuất phục bởi những vấn đề nan giải, lùi bước trước những khó khăn. Không dám xung phong xử lý, ỷ lại, thậm chí đôi khi chạy theo tâm lý số đông im lặng, bỏ qua coi như không phải chuyện của mình. Một vấn đề đáng quan tâm ở đây chính là xu hướng “đóng cửa bảo nhau’, không “vạch áo cho người xem lưng trong không ít vụ việc tiêu cực. Điều này dẫn đến thông tin về vụ việc tiêu cực bị bưng bít, bị ngăn cản ngay từ trong cơ quan, tổ chức. Do vậy, không tạo ra cơ hội thuận lợi để mọi giai tầng, nhóm xã hội tiếp cận thông tin và hình thành DLXH liên quan đến sự việc.

Hai là, những yếu tố liên quan đến cán bộ làm công tác nghiên cứu, nắm

bắt DLXH trong hoạt động phòng chống tiêu cực.

Một thưc tế hiện nay, công tác lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác tuyên giáo chưa hợp lý. Cán bộ tuyên giáo thường có nhiều biến động do công tác luân chuyển, điều động cán bộ. Do đó, cán bộ tuyên giáo chủ yếu làm bằng kinh nghiệm là chính, thậm chí không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo vẫn phải bố trí đảm nhiệm công tác này. Những cán bộ tuyên giáo trẻ khi được giao nhiệm vụ thì hầu hết ngần ngại chưa quen với việc

tiếp xúc, thâm nhập vào cộng đồng. Hơn nữa, động cơ, động lực để cán bộ tuyên giáo tự tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ lâu dài chưa mạnh mẽ.

Công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ tuyên giáo về năng lực nắm bắt DLXH bị coi nhẹ nên chưa khuyến khích động viên tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Ngoài ra, công tác kiểm tra hiệu quả hoạt động của cán bộ tuyên giáo chưa thường xuyên nên chưa kịp thời giúp đỡ, biểu dương, khen thưởng những người làm tốt cũng như nhắc nhở, phê bình, thậm chí là kỷ luật thích đáng nếu cán bộ tuyên giáo làm công tác thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí vi phạm kỷ luật phát ngôn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không ít cấp uỷ Đảng, nhiều cán bộ nhận thức chưa sâu sắc, chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH của các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh chống tiêu cực của ngành giáo dục nói chung và của hoạt động dạy và học nói riêng. Do đó, chưa quan tâm đến việc xây dựng thiết chế và phân công cán bộ làm công tác này. Hơn nữa, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, tính chiến đấu chưa cao. Chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền về đấu tranh chống tiêu cực còn hạn chế, thực hiện chưa tốt việc nắm bắt tư tưởng của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Một bộ phận người dân còn thiếu niềm tin vào cách giải quyết sự việc của các chính quyền địa phương, cơ quản quản lý giáo dục....nên chưa tích cực hợp tác. Muốn công việc đạt hiệu quả, người cán bộ tuyên giáo phải kiên trì, dụng công “làm công tác tư tưởng mới nhận được sự đồng lòng ủng hộ. Để nắm bắt được tình hình tư tưởng của quần chúng ở địa phương thì thì phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung, đặc biệt quan trọng là cán bộ tuyên giáo cấp cơ sở. Vì cơ sở là tầng sát dân, gần dân nhất, nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có trình độ chính trị, có hiểu biết toàn diện về các lĩnh vực, có trách nhiệm, tình cảm và khả năng nắm bắt, xử lý thông tin DLXH, có khả năng đối

thoại, thuyết phục, giải thích và định hướng thông tin đối với dư luận là yêu cầu rất cần thiết đang đặt ra.

Ba là, trong nắm bắt thông tin phục vụ công tác nghiên cứu DLXH ở

các cấp uỷ hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn, do đó tính hiệu quả chưa cao. Thông thường những hiện tượng tiêu cực được phát hiện trong ngành giáo dục chủ yếu là từ người trong cuộc. Những hành vi tiêu cực đều để lại những hậu quả nhất định, nếu không được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh sẽ khiến DLXH bức xúc, mất niềm tin, khi đó nó không chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân mà liên quan tới cả tổ chức, thậm chí làm ảnh hưởng tới những mục tiêu tốt đẹp của xã hội. Để thúc đẩy vai trò tích cực và hạn chế yếu tố tiêu cực của DLXH trong phòng, chống tiêu cực, rất cần sự chủ động điểu chỉnh, kiểm soát và định hướng DLXH, đặc biệt là sự vào cuộc sớm và công khai thông tin kịp thời cho người dân, các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với các vụ việc, hành vi tiêu cực.

Bốn là, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu DLXH còn cứng nhắc,

chưa linh hoạt. Việc xây dựng phiếu điều tra chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, không tuân thủ các nguyên tắc khoa học trong xây dựng phiếu điều tra. Việc tổ chức điều tra thực địa chưa thực sự được coi trọng. Việc xử lý thông tin chủ yếu được thực hiện thủ công, kết quả chủ yếu được trình bày dưới dạng mô tả tỷ lệ phần trăm, không có sự so sánh tương quan cũng như tính toán các phép kiểm định thống kê.

Năm là, việc tạo lập phát huy tính dân chủ chưa cao. Có thể khái quát tác

động, ảnh hưởng của dân chủ hoá đến quá trình hình thành DLXH như sau:

- Dân chủ hoá góp phần thực hiện quyền của mỗi người dân được thông tin về những vấn đề liên quan đến lợi ích chính đáng của cá nhân và của cộng đồng.

- Quyền được nêu chính kiến và quan điểm của công dân về các vấn đề trên. Quyền được sống với những suy nghĩ thật của mình và chia sẻ suy nghĩ đó với người khác trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cho phép.

- Quyền được phát ngôn đúng sự thật, đánh gía đúng sự thật trong quá trình ngôn luận, quá trình trao đổi tư tưởng giữa mọi người dân với nhau, giữa công dân với tổ chức, giữa công dân với người có chức, có quyền

- Quyền được tham gia thảo luận một cách công khai, dân chủ, đúng pháp luật mọi quyết định của đất nước có liên quan đến vận mệnh của công dân

- Quyền được giám sát, kiểm tra, chất vấn của người dân đối với người lãnh đạo, quản lý về những vấn đề liên quan đến cuộc sống cộng đồng và cá nhân và quyền được trả lời những chất vấn đó.

Nếu nhân dân được làm chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và được tự do trao đổi, tranh luận trên tinh thần vì lợi ích chung thì dư luận xã hội hình thành nhanh chóng, khách quan và thuận lợi. Nhưng vấn đề dân chủ vẫn mang tính hình thức. Như cuộc vận động “hai không , sau một vài năm làm rầm rộ, tới nay dù ở các trường vẫn có khẩu hiệu, vẫn có chủ trương nhưng việc thực hiện không thực chất. Chính vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên mà tình hình nắm bắt DLXH còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế lớn của cả nước, là nơi giáo dục phổ thông phát triển, tồn tại rõ nét hai mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động dạy và học. Đây cũng là địa bàn tập trung đông đảo các cơ quan báo chí, truyền thông nên các hành vi, hiện tượng tiêu cực xảy ra, trong đó có tiêu cực trong giáo dục phổ thông nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí, dư luận. Qua quá trình thanh tra các phòng GD&ĐT và các trường trên địa bàn thành phố đã phát hiện các sai phạm như còn học sinh vi phạm quy chế thi, học sinh trốn giờ, bỏ giờ, bạo lực học đường, điểm trong học bạ không thống nhất với tên học sinh; nhiều học sinh xếp loại sai học lực so với trong học bạ; một số trường có hiện tượng nâng điểm, sửa điểm... Trong hoạt động dạy học, các hiện tượng tiêu cực chủ yếu tập trung ở hoạt động dạy thêm, học thêm; ở việc đánh giá kết quả cho điểm, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh.

Trong những năm qua, DLXH đã có vai trò quan trọng trong phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động dạy và học bậc giáo dục phổ thông trên địa bàn Tp Hà Nội. Nhiều vụ việc tiêu cực trong hoạt động dạy và học xảy ra ở một số trường phổ thông ở Hà Nội đã được DLXH phát hiện, phản ánh, qua đó thúc đẩy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nhanh chóng, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung, được dư luận ủng hộ. Tuy nhiên thực tiễn cũng đặt ra những tồn tại, bất cập trong việc sử dụng, phát huy vai trò DLXH đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học, thể hiện từ khâu phát hiện, phản ánh tiêu cực đến hoạt động xử lý, giám sát, thúc đẩy cơ quan quản lý kiểm tra, xử lý hành vi tiêu cực; tuyên truyền, động viên, khuyến khích, ủng hộ cuộc đấu tranh chống tiêu cực...

Những tồn tại, hạn chế nói trên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, đòi hỏi cần được nhìn nhận, đánh giá với quan điểm đúng đắn, phù hợp và các giải pháp khắc phục. Những vấn đề này được trình bày chi tiết trong chương 3 luận văn.

Chương 3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 84 - 90)