Để phát huy vai trò của DLXH trong đấu tranh chống tiêu cực phải gắn với việc xây dựng, thực hiện nghiêm những kỷ luật, kỷ cương trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy và học. Việc chấp hành những nội
quy, quy định trong nhà trường một cách nghiêm ngặt sẽ giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong việc tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Để phát huy vai trò DLXH trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của nhà trường tốt cần phải:
- Tăng cường quản lý, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
Xây dựng quy chế làm việc, phát hành xuống từng tổ, khối, giáo viên lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên về hoạt động giảng dạy; trân trọng tiếp thu những ý kiến hợp lý, bổ sung để hoàn thiện các quy chế, triển khai và chỉ đạo thực hiện theo đúng các quy định đã đề ra. Hàng năm các quy chế được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, có thông báo, đánh giá những việc làm được, chưa làm được trên cơ sở đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu để tất cả các hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, kỷ cương.
Bồi dưỡng và phân công giảng dạy đội ngũ giáo viên: Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải phù hợp với khả năng từng người để cùng nhau làm việc chu đáo, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; căn cứ vào năng lực, sở trường của từng người để phân công nhiệm vụ cho phù hợp. Chẳng hạn, đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn là người có uy tín với đồng nghiệp, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nghiêm túc trong thực hiện quy chế chuyên môn, nắm bắt sâu sát các hoạt động của từng khối - lớp; hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các tổ viên, động viên và noi gương kịp thời những gương người tốt, việc tốt, giúp giáo viên nêu cao về kỷ cương - tình thương - trách nhiệm trong quá trình giáo dục học sinh.
Xây dựng nền nếp trong giờ họp, giờ sinh hoạt chuyên môn: Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 lần, họp hội đồng 1 lần, họp công đoàn 1 lần vào đầu tháng, nội dung hoạt chủ yếu là đánh giá kết quả
hoạt động của tháng trước và triển khai kế hoạch trong tháng tới. Trong giờ họp yêu cầu tập trung vào chuyên môn và tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng cho nội dung chương trình của các hoạt động. Giáo viên không đi muộn về sớm, không làm việc riêng trong giờ họp và sinh hoạt chuyên môn, coi đó là các tiêu chí xếp loại thi đua cuối kỳ, cuối năm học. Đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Phát huy vai trò của chi bộ: Trong các buổi sinh hoạt Đảng cần nêu
cao vai trò của người đảng viên luôn gương mẫu trước quần chúng, là người đi đầu trong các hoạt động và luôn chấp hành tốt nội qui, qui định của nhà trường, đặc biệt là các chỉ tiêu, nội dung nghị quyết mà nhà trường đã xây dựng, 100 % đảng viên thực hiện tốt nền nếp – kỷ cương của nhà trường, thực hiện tốt những điều đảng viên không được làm. Biết lắng nghe ý kiến của tập thể, xử lý chính xác, khách quan các thông tin ngược và dư luận trong nhà trường.
- Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn: Nhiệm vụ chính của công
đoàn cơ sở là giáo dục tư tưởng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, đoàn viên, chỉ đạo ban thanh tra nhân dân dân giám sát các hoạt động của cán bộ, viên chức nhằm thúc đẩy các mặt hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng chăm sóc giáo dục đạo đức học sinh. Đầu năm, ban giám hiệu phối hợp cùng ban chấp hành công đoàn xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền và công đoàn. Cùng nhau bàn bạc, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký, cam kết thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo; cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực .
- Tăng cường vai trò của Đoàn Thanh niên: Là một lực lượng
khỏe, trẻ trong nhà trường, do đó BGH chỉ đạo Đoàn thanh niên đã phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên đầu tầu, gương mẫu trong
các hoạt động; thực hiện khẩu hiệu “Việc gì khó, có thanh niên ; kết quả việc làm trên đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.
- Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh có vai trò
quan trọng trong việc kết hợp giáo dục học sinh với nhà trường. Ban đại diện có nhiệm vụ phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. Phối hợp với ban giám hiệu tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; động viên cán bộ giáo viên tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tổ chức kiểm tra nề nếp kỷ cương qua việc kiểm tra nội bộ nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt hoạt động giáo dục và điều kiện dạy - học; đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên và bộ phận trong nhà trường; phân tích nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
- Tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện tốt các quy định, của
không vi phạm gian lận trong thi cử. Xây dựng nội quy học sinh, quy chế khen thưởng kỷ luật học sinh. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động công tác đoàn, đồng thời kiển trách, phê bình, cảnh cáo học sinh vi phạm kỷ luật của nhà trường, pháp luật...
Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Lập hồ sơ xử lí những học sinh thường xuyên, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của nhà trường. Tích cực tổ chức và động viên học sinh tham gia các phong trào thi đua thực hiện nề nếp và phong trào thi đua học tập của đoàn trường phát động. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp một cách có hiệu quả. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thông báo cho gia đình học sinh thường xuyên vi phạm khuyết điểm có biện pháp xử lý kịp thời.
Xây dựng môi trường học tập của lớp lành mạnh, có hiệu quả và cùng với Ban giám hiệu thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cùng giáo dục học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy học sinh.