Phát huy vai trò dư luận xã hội gắn với quá trình đổi mới đồng bộ, toàn diện nền giáo dục, trong đó có công tác quản lý và xã hội hoá giáo

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 92 - 96)

bộ, toàn diện nền giáo dục, trong đó có công tác quản lý và xã hội hoá giáo dục, tạo ra phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, ngăn ngừa tiêu cực

Ngày 4-11-2013, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết nêu rõ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết nêu rõ:

Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục”, và “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện

tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo [13].

Trong Thư gửi ngành giáo dục nhân dịp năm học mới 2015-2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Chủ tịch nước lưu ý ngành giáo dục: “Cần nghiên cứu kỹ, chuẩn bị chu đáo, chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý của nhân dân, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh để các biện pháp đề ra thực hiện đạt kết quả cao, tạo được sự đồng thuận xã hội [43].

Việc đổi mới cần tập trung những điểm chính như: Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin, phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý GD&ĐT, trong đó hoạt động dạy và học phải được ưu tiên thực hiện, ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời với việc cấp trên đánh giá cấp dưới, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động GD&ĐT; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở GD&ĐT tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước... Sự đánh giá nhiều tầng nấc giúp các bên có cơ sở tham vấn được chặt chẽ, đầy đủ. Việc đổi mới hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông tại Hà Nội phải vừa thúc đẩy sáng

tạo, tôn vinh nhân tố tích cực vừa ngăn ngừa tiêu cực, đồng thời vừa phải có biện pháp nghiêm với những giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục, đào tạo, những nhà quản lý yếu kém.

Từ ý kiến nhân dân, DLXH trong đổi mới giáo dục, Hà Nội đã thể hiện rõ quan điểm đổi mới, minh bạch, khách quan hóa việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học. Việc đổi mới này hướng đến mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học nên việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu phải là đánh giá năng lực và phẩm chất toàn diện chứ không chỉ đánh giá năng lực ghi nhớ kiến thức của người học. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD&ĐT cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của DLXH. Đổi mới cơ chế thi, kiểm tra này rõ ràng là tiền đề giúp loại bỏ những biểu hiện tiêu cực trong dạy và học, cụ thể là thi cử.

Cần khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, xây dựng. Nhưng hơn ai hết, lực lượng cơ bản, trực tiếp quyết định hoạt động trong các nhà trường của hệ thống giáo dục là đội ngũ thầy cô giáo các cấp học. Không ai hiểu rõ thực tiễn dạy học bằng chính những nhà sư phạm, những thầy cô giáo ở các trường. Đội ngũ nhà giáo cũng là một trong những chủ thể tham gia hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược đổi mới và là những chủ thể cơ bản thực thi chiến lược, đề án, chính sách và chủ trương đổi mới ấy, trong đó giáo dục phổ thông là bản lề. Vì lẽ đó, để đổi mới cần có quy trình, cơ chế, phương pháp, cách thức để lắng nghe, tập hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến của DLXH mà trước hết là chính ý kiến của đội ngũ nhà giáo. Việc này phải được thực hiện từ đầu quá trình, trong suốt quá trình tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động dạy học phổ thông, từ nội dung tổng thể đến từng bộ phận cấu thành, từ xác định mục tiêu, nguyên tắc đến thiết kế nội dung, chương trình của từng môn học, ngành học, cấp học, bậc học…

Ngày 6/8/2014, UBND Tp Hà Nội ban hành Kế hoạch số 140/KH- UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/02/2014 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2014 của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Kế hoạch nêu rõ nhiệm vụ tuyên truyền, lắng nghe DLXH:

Các cơ quan thông tin đại chúng đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế

phối hợp để có sự thống nhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin và truyền thông. Mở kênh phát thanh, truyền hình giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường tuyên truyền về đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát

triển giáo dục [13].

Xã hội hoá là nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, tham gia vào quá trình GD&ĐT dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho hoạt động giáo dục. Xã hội hóa giáo dục sẽ huy động được mọi tầng lớp nhân dân chăm lo phát triển giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển lành mạnh. Xã hội hóa đúng đắn sẽ là nội dung, con đường cơ bản, hiệu quả để đi đến thực hiện đầy đủ và thực chất dân chủ trong các nhà trường, trọng tâm là hoạt động dạy học.

Đối với dạy học ở trường phổ thông ở Hà Nội, xã hội hoá giúp người dân có thể cho con em mình học tập trường công, trường tư, trường điểm, chuyên hay trường thông thường. Các hình thức dạy học cũng được mở rộng,

phụ huynh có thể lựa chọn cho con em tham gia những khoá học, chuyên đề bổ trợ phù hợp. Việc mở rộng xã hội hoá thu hút sự tham gia của người dân với nhiều hình thức, tạo ra những luồng DLXH tích cực và phát huy vai trò giám sát, giúp nhà quản lý giáo dục, người dạy cũng như người học thấy rõ trách nhiệm của mình hơn, qua đó loại bỏ dần những yếu tố tiêu cực trong hoạt động dạy và học.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 92 - 96)