Quan điểm phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 90 - 92)

đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học hiện nay

3.1.1. Sử dụng dư luận xã hội như một động lực thúc đẩy quá trình

dân chủ hóa trong hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông.

Nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật, đánh giá khách quan là nguyên tắc quan trọng của nghiên cứu, nắm bắt, định hướng DLXH. Tuy nhiên để nguyên tắc đó được phát huy vai trò, hiệu quả chỉ khi thiết chế dân chủ được đảm bảo. Trong môi trường giáo dục, dân chủ là điều kiện tiên quyết để nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời, DLXH và chính DLXH lại thúc đẩy quá trình dân chủ hoá trong hoạt động dạy và học.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) chỉ rõ: “Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội . Dân chủ trong giáo dục là nền giáo dục của dân, do dân, vì

dân. Công cuộc phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. GD&ĐT có nội dung, mục tiêu trang bị giá trị, kinh nghiệm dân chủ, tri thức dân chủ, thái độ, kỹ năng, năng lực làm chủ (làm chủ tự nhiên, làm chủ tri thức, kỹ thuật, làm chủ kinh tế, làm chủ chính trị, văn hóa, xã hội...) cho người học để hướng đến xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội. DLXH thể hiện tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ trong giáo dục, hoạt động dạy và học diễn ra được nhanh, khẩn trương hơn và hiệu quả hơn. Đó là tiến tới nền giáo dục hiện đại, tiên tiến với công nghệ, kỹ thuật đánh giá trung

thực, khách quan; có cơ chế tuyển lựa bài bản, minh bạch, khuyến khích người tài đức; ngăn ngừa và xử lý những hành vi tiêu cực trong hoạt động dạy và học.

Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới GD&ĐT có nhiều điểm mới. Trong đó, đáng chú ý là bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD&ĐT. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT.

Đối với nhà trường phổ thông ở Hà Nội, việc thực hiện dân chủ hiện nay nói chung phần lớn là đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, còn không ít nơi ban giám hiệu còn chỉ huy, điều hành công việc thuần tuý bằng quyền lực, bằng áp đặt, bằng mệnh lệnh. Chính điều đó chỉ tạo nên một phương pháp điều hành của chủ thể mất chủ động, sáng tạo và tạo ra một sự chấp hành miễn cưỡng, thiếu năng động, đối phó, tất cả sẽ tạo nên bầu không khí nặng nề trong môi trường sư phạm. Vì thế, chắc chắn hiệu quả công tác sẽ không cao, tác động tiêu cực tới hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế mà tình trạng đấu tranh hoặc tập thể hoặc đơn lẻ, tình trạng khiếu nại, tố cáo, hoặc công khai hoặc nặc danh, ở các nhà trường thuộc các cấp học phổ thông tại Hà Nội vẫn xảy ra. Để phát huy dân chủ, lành mạnh hoá môi trường dạy học, việc phát huy vai trò DLXH, trước hết là dư luận của chính giáo viên và học sinh, rồi dư luận từ phụ huynh, kế tiếp là dư luận các tầng lớp nhân dân, các diễn đàn báo chí được các cấp chính quyền, cơ quan quản lý coi trọng. Dư luận thúc đẩy dân chủ hoá trong nhà trường mà biểu hiện cụ thể là công khai hoá mọi chủ trương, kế hoạch, giải pháp thực hiện để mọi người cùng biết, góp ý và đi đến thống nhất. Cần dân chủ hóa việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về hoạt động dạy và học. Những chủ trương, chính sách liên quan đến đại cục của nền giáo dục, trọng tâm là hoạt động dạy học nhất thiết phải lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân bằng những hình thức, phương pháp, quy trình và lộ trình thích hợp.

Là trung tâm văn hoá, chính trị hàng đầu cả nước, hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở Hà Nội không chỉ đòi hỏi phải được ưu tiên đầu tư tiền bạc, kinh phí, các chính sách về lĩnh vực này phải đi trước, đi đầu để mở đường cho việc phát triển. Nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học ở bậc phổ thông - bậc học nền tảng liên quan đến lợi ích của nhân dân, lòng tin của nhân dân, liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực. Chính sách về GD&ĐT, về công tác dạy học đòi hỏi phải bài bản, khoa học và khả thi, tránh cách làm “đẽo cày sai đâu sửa đó. Do đó, những chính sách ấy phải là sự kết tinh ý chí, trí tuệ toàn Đảng, toàn dân. Đối với Hà Nội, điều đó càng được coi trọng. Mọi quyết sách, chủ trương, kế hoạch của nhà trường phải hợp lòng dân, được sự đồng tình của dư luận; mọi cá nhân, tổ chức theo vị trí, chức năng của mình, chủ động, tích cực phát huy tốt năng lực sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Điều này đảm bảo sự vào cuộc của nhân dân, qua đó phát huy vai trò dư luận, đóng góp ý kiến, kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở có thể dẫn tới tiêu cực để ngăn ngừa ngay từ chính sách. Tất nhiên, không phải mọi công việc lớn nhỏ trong hoạt động dạy và học, nhất là bậc phổ thông ở Hà Nội đều đưa ra nhân dân để xin ý kiến. Tùy theo nội dung vấn đề mà có thể có đối tượng trưng cầu khác nhau, hình thức, phương pháp, quy trình và lộ trình lấy ý kiến một cách phù hợp. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những chính sách được xây dựng trên cơ sở phát huy vai trò DLXH, tiếp thu sáng kiến của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, bảo đảm lợi ích của nhân dân thì chính sách ấy dễ dàng đi vào cuộc sống và đem lại thành công.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 90 - 92)