Tăng cường chức năng phản biện của dư luận xã hội, góp phần xây dựng, hoàn thiện quy định về sự tham gia của dư luận xã hội với đấu tranh

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 103 - 105)

xây dựng, hoàn thiện quy định về sự tham gia của dư luận xã hội với đấu tranh chống tiêu cực trong dạy và học

Thông qua việc cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông, DLXH cũng đã góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý và các chế tài xử phạt, chấn chỉnh sai phạm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tiêu cực.Việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội đối với công tác phòng, chống tiêu cực là yêu cầu cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. DLXH có thể tập hợp và đóng góp những khuyến nghị sáng suốt, đưa ra ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội về các vấn đề liên quan đến phòng, chống tiêu cực.

Bên cạnh mặt tích cực do DLXH tạo ra trong phòng, chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại những hạn chế. Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn xem nhẹ vai trò của DLXH nên việc giải quyết, xử lý thông tin còn chậm, bị động, nhiều khi còn mang tính thủ tục, đối phó. Mặt khác, tình trạng nhiều thông tin bị thổi phồng, đồn đoán, xuyên tạc, nhằm mục đích vụ lợi, gây mất đoàn kết nội bộ chưa được ngăn chặn, xử lý triệt để, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát huy vai trò của DLXH trong phòng, chống tiêu cực.

Để phát huy vai trò tích cực của DLXH trong đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học trên địa bàn thì công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH cần được thực hiện có hiệu quả. Hiện nay, công tác này chủ yếu do hệ thống ban tuyên giáo, các cơ quan trong khối tư tưởng, khoa giáo, văn hóa, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH còn hạn chế về nghiệp vụ; kinh phí, hoạt động còn eo hẹp; trình độ, nhận thức dân trí không đồng đều...Vì vậy, việc nghiên cứu, sàng lọc, tìm kiếm thông tin tích cực từ DLXH còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Cần nghiên cứu DLXH một cách bài bản, khoa học, từ đó xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để nhân dân tham gia vào hoạt động phòng, chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học. Xóa bỏ mọi rào cản, khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong phòng, chống tiêu cực. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý tố cáo về tiêu cực, tránh bỏ lọt thông tin, đồng thời có biện pháp, chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng quyền tố cáo để gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tạo điều kiện để cơ quan báo chí thực hiện tốt chức trách nghề nghiệp của mình và bảo đảm quyền được thông tin của người dân trong phòng, chống tiêu cực.

Dựa vào nhân dân để chống tiêu cực là một trong những định hướng chủ đạo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Nhưng để giải pháp dựa vào dân có thể được ứng dụng trong thực tế chứ không dừng lại trên khẩu hiệu hay giấy tờ thì việc tạo dựng môi trường xã hội dân chủ, mở đường cho việc phát huy sức mạnh của nhân dân dân phải là công việc cần được tiến hành trước hết. Nếu không có những cơ chế để nhân dân thể hiện quan điểm và ý kiến của họ đối với các đường lối, chính sách cụ thể có liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ thì khó có thể nắm bắt được hiệu quả của việc đưa các chủ trương, chính sách vào cuộc sống. Các quan điểm, ý kiến, thái độ của

nhân dân thường thể hiện trong những luồng DLXH mà họ là chủ thể. Do đó, việc hình thành các cơ chế cho phép nắm bắt thông tin phản hồi từ DLXH đang là một trong những nhu cầu cấp bách đối với hoạt động quản lý và hoạch định chính sách của nhà nước, ở đây là việc hoạch định chính sách giáo dục, giám sát, kiểm tra, phát hiện các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục nói

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 103 - 105)