Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và nhà trường đối với việc sử dụng dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 97 - 99)

chính quyền địa phương và nhà trường đối với việc sử dụng dư luận xã hội phục vụ cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo nhà trường và chính quyền địa phương được thể hiện ở sự định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời đối với công tác nắm bắt DLXH. Hội nghị Trung ương 5 khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã nhấn mạnh: “Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng . Để có thể nâng cao vai trò của DLXH đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học hiện nay, việc đầu tiên cần làm là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đối với việc sử dụng DLXH, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh phục vụ cho việc chấn chỉnh những tiêu cực đang tồn tại trong ngành giáo dục hiện nay. Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đối với việc sử dụng DLXH trong đấu tranh chống tiêu cực cần tiến hành theo các nội dung sau:

Thứ nhất, lãnh đạo các nhà trường trên địa bàn Tp Hà Nội cần nắm bắt

kịp thời các sự kiện, hiện tượng mang tính thời sự liên quan đến đơn vị mình phụ trách làm cơ sở cho việc định hướng DLXH.

Thứ hai, đánh giá khách quan hệ quả và sự tác động của báo chí, các

những phát sinh từ hệ quả tác động của báo chí. Những tình huống có thể phát sinh bao gồm cả những phản ứng tích cực hay phản ánh tiêu cực, đồng thuận hay không đồng thuận, ủng hộ hay phản đối về một nội dung thông tin nào đó được cung cấp đến quần chúng.

Nắm bắt và dự báo được những phản ứng tâm lý ấy, người làm công tác quản lý giáo dục có thể đưa ra những phương án dự trù để xử lý, tránh được tình trạng bị động trong công tác, đồng thời tránh để hiện tượng “nhiễu thông tin làm người dân hoang mang, mất niềm tin.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác nắm bắt DLXH, trong đó cần làm rõ những

nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh các luồng ý kiến khác nhau trong nhà trường, học sinh và phụ huynh. Việc nắm bắt DLXH cần tuân thủ chặt chẽ các khâu, các công đoạn, các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và khoa học trong quá trình thu thập thông tin.

Thứ tư, định hướng DLXH cũng là việc minh bạch hoá các nguồn

thông tin, hạn chế nhận thức sai lệch và loại bỏ tin đồn thất thiệt trong nhà trường. Điều này cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ giáo viên, công đoàn, đoàn viên, hội phụ nữ ... và những người có uy tín trong nhà trường phải có năng lực nhất định trong việc đánh giá, phán xét các hiện tượng, sự việc trong nhà trường. Từ nguồn thông tin phản hồi qua các kênh nắm bắt DLXH, các cơ quan lãnh đạo, quản lý cần nắm chắc tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên, học sinh. Đây cần phải được xem là khâu thiết yếu trong quy trình ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách. Vì vậy, khi có những vấn đề lớ cần thông qua nên đưa nội dung dự thảo thăm dò DLXH hoặc lấy ý kiến của cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. Việc liên tục lắng nghe phản hồi từ phía giáo viên, học sinh, về vấn đề giáo dục của nhà trường sẽ đảm bảo cho các quyết định của nhà trường sát thực tế hơn, hợp lý, hợp tình hơn. Đồng thời các cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện cho dư luận cổ vũ, động viên, khuyến khích với các hành vi tốt đẹp, cao thượng, lên án những hành động tiêu cực. Vì vậy, để làm tốt công tác này cần

đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền về những tấm gương, các điển hình tiêu biểu cũng như tuyên truyền chống lại những biểu hiện trái đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 97 - 99)