CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 90)

TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học hiện nay

3.1.1. Sử dụng dư luận xã hội như một động lực thúc đẩy quá trình

dân chủ hóa trong hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông.

Nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật, đánh giá khách quan là nguyên tắc quan trọng của nghiên cứu, nắm bắt, định hướng DLXH. Tuy nhiên để nguyên tắc đó được phát huy vai trò, hiệu quả chỉ khi thiết chế dân chủ được đảm bảo. Trong môi trường giáo dục, dân chủ là điều kiện tiên quyết để nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời, DLXH và chính DLXH lại thúc đẩy quá trình dân chủ hoá trong hoạt động dạy và học.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) chỉ rõ: “Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội . Dân chủ trong giáo dục là nền giáo dục của dân, do dân, vì

dân. Công cuộc phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. GD&ĐT có nội dung, mục tiêu trang bị giá trị, kinh nghiệm dân chủ, tri thức dân chủ, thái độ, kỹ năng, năng lực làm chủ (làm chủ tự nhiên, làm chủ tri thức, kỹ thuật, làm chủ kinh tế, làm chủ chính trị, văn hóa, xã hội...) cho người học để hướng đến xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội. DLXH thể hiện tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ trong giáo dục, hoạt động dạy và học diễn ra được nhanh, khẩn trương hơn và hiệu quả hơn. Đó là tiến tới nền giáo dục hiện đại, tiên tiến với công nghệ, kỹ thuật đánh giá trung

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 90)