2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông ở thành phố Hà Nội và tình hình đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường hình đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở Hà Nội
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, giáo dục của thành phố Hà Nội Hà Nội
- Về đặc điểm tự nhiên
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 7 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở ; ở phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên ; ở phía Tây và Nam giáp Hà Nam, Hoà Bình, Phú Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng. Vị trí địa lý và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc, sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học, giáo dục và là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
- Về đặc điểm xã hội
Sau đợt mở rộng vào tháng 8/2008, cho đến thời điểm hiện tại Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Toàn thành phố có diện tích 3.345,0 km2 - là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam và là một trong 17 thủ đô có diện tích lớn trên thế giới. Ước tính dân số toàn thành phố năm 2015 khoảng 7,3 triệu người, tăng 1,6% so với năm 2014, trong đó dân số thành thị là trên 3,6 triệu người, chiếm 49,2% tổng số dân: dân số nông thôn khoảng 3,7 triệu người, tăng 1,6% với mật độ trung bình là 1.935 người/km2
, mật độ dân cư phân bố không đồng đều tại các đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó cao nhất là quận Đống Đa đạt 36.286 người/km2
Là Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt hơn 20 năm qua, năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng 7,67%. Tính chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội luôn ở mức cao, gấp 1,5 lần so với cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011-2015 ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người ở Hà Nội hiện nay khoảng 3.600 USD, cao gấp 1,8 lần so với năm 2010 [5].
- Về giáo dục
Luật Thủ đô đã xác định vị trí của Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuối thế kỷ 19, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa bảng, nhằm chọn nhân tài bổ sung vào bộ máy quan lại. Tới thời Pháp thuộc, với vị trí là thủ đô của Liên bang Đông Dương, Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học. Ngày nay, với tính chất là trung tâm văn hoá, giáo dục, Hà Nội là nơi tập trung đồng bộ hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non, phổ thông đến đại học, sau đại học; nơi có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, hội tụ đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Tp Hà Nội luôn coi đây là nguồn lực, tài sản vô cùng quý giá, đã, đang và sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô.