dương hành vi chống tiêu cực
DLXH có vai trò quan trọng trong việc động viên, khuyến khích biểu dương hành vi chống tiêu cực trong hoạt động dạy học. Khi DLXH đề cập đến một hay một nhóm vấn đề nào đó về hoạt động tiêu cực trong dạy và học ở một địa chỉ cụ thể (như lạm dụng dạy thêm, học thêm; quay cóp trong thi cử; sửa điểm, sửa học bạ...) sẽ tạo ra hiệu ứng tác động đến hành vi, ý thức của những người có liên quan. DLXH ở đây có thể diễn ra ở các trạng thái mức độ như: dư luận trong bộ phận nhân dân tại địa bàn xảy ra vụ việc; thông tin được phản ánh trên báo chí, truyền thông, xảy ra dưới dạng đơn thư tố cáo... Tuỳ tính chất, mức độ và điều kiện cụ thể, vấn đề DLXH quan tâm tác động đến tâm lý, ý thức và điều chỉnh hành vi của những người có liên quan hoạt động tiêu cực. Đặc biệt, trong bối cảnh ngày nay, vai trò
tương tác DLXH với cơ quan báo chí, truyền thông đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ. Nhiều vụ việc tiêu cực trong nhà trường được báo chí thông tin mật độ đậm đặc, gây hiệu ứng dư luận rất lớn khiến cơ quan chức năng vào cuộc khẩn trương, sớm kiểm tra, làm rõ sự thật để trả lời trước công luận và xử lý nghiêm theo quy định, được dư luận hưởng ứng. Chính việc xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi tiêu cực trong hoạt động dạy và học và từ sự vào cuộc của DLXH đã góp phần răn đe, cảnh báo, phòng ngừa hành vi vi phạm, qua đó khuyến khích, động viên giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý, phụ huynh... có ý thức, trách nhiệm hơn trong chống tiêu cực. Nó như liều thuốc tinh thần “kích ứng hoạt động chống tiêu cực được thường xuyên, cụ thể hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, tâm lý xã hội không phải lúc nào cũng đồng tình việc đấu tranh chống tiêu cực. Việc tham gia đấu tranh chống tiêu cực nói chung, đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy học nói riêng có rất nhiều rào cản. Nhiều khi, cơ quan chức năng không muốn hoặc khó xử lý, buộc phải nhờ sự vào cuộc của DLXH nhằm tạo ra sức ép. Trong khi đó, nhiều nơi lại muốn né tránh dư luận, e ngại dư luận, tìm cách lảng tránh hoặc “ém thông tin, không để dư luận biết. Tâm lý lo ngại DLXH khui lộ chuyện tiêu cực của trường mình, lớp mình, địa phương mình và ở phạm vi rộng là ngành mình khiến cơ quan quản lý từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố và cấp bộ không hẳn lúc nào cũng ủng hộ với DLXH. Người trong cuộc (giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý ở các trường) không muốn phản ánh về việc tiêu cực trong dạy và học ở lớp mình. Do đó, những hành vi tiêu cực như dạy thêm trái quy định, gian lận trong thi cử, tiêu cực trong sửa điểm, nâng điểm diễn ra không ít nhưng thường là “chuyện nội bộ , người trong cuộc biết đó là vi phạm nhưng vì các lý do khác nhau vẫn thực hiện. Nhiều khi, người khui ra tiêu cực, người dũng cảm, kiên trì chống tiêu cực không được khích lệ, biểu dương, thậm chí bị cô lập, cho rằng đó là hành động lạc điệu, cứng nhắc, đi ngược chiều.
Những biểu hiện nói trên là rào cản tâm lý rất đáng quan ngại, nhất là khi nó đang diễn ra có tính phổ biến ở nhiều nơi, đồng nghĩa với việc người ta thoả hiệp với tiêu cực, che chắn dư luận, đóng cửa trước dư luận. Trong trường hợp đó, ai làm lộ để DLXH lên tiếng sẽ bị o ép, xử lý, kể cả có biểu dương thì nhiều khi đó cũng là cách làm miễn cưỡng, chống chế. Từ vấn đề đó, việc tạo lập được DLXH đúng đắn, tích cực, hướng dư luận vào việc biểu dương, khích lệ hành vi chống tiêu cực, không thoả hiệp với tiêu cực là vấn đề quan trọng của công tác tư tưởng và công tác giáo dục của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT.
Tiểu kết chương 1
DLXH là một thành tố quan trọng của ý thức xã hội, có khả năng tạo nên sức mạnh giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra vai trò to lớn của các yếu tố tinh thần, trong đó có DLXH đối với hoạt động đời sống của con người.
Cùng những kết quả đạt được, trong những năm qua, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có tiêu cực trong hoạt động dạy và học bậc giáo dục phổ thông còn diễn biến phức tạp, một số lĩnh vực còn có xu hướng gia tăng như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, nhập trường, chuyển trường ở các cấp học... Các biểu hiện tiêu cực gắn với bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang gây nhiều hệ lụy, nhất là ở lứa tuổi học sinh phổ thông, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho các em.
Trong các biện pháp chống tiêu cực bậc giáo dục phổ thông, việc sử dụng DLXH có vai trò quan trọng. DLXH giúp cơ quan quản lý, nhà trường và các cơ quan chức năng phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, từ đó góp phần quan trọng răn đe, phòng ngừa chung. Việc tăng cường DLXH, nhất là đối với báo chí, truyền thông tạo sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, tác động vào tâm lý, ý thức con người, từ các bậc phụ huynh
đến người dạy, người học và người quản lý; động viên, khuyến khích những việc làm tốt, phê phán các hành vi, biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, từ đó góp phần quan trọng điều chỉnh hành vi, nhân cách, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Vai trò DLXH thể hiện rõ nét đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông trên địa bàn cả nước, trong đó có Hà Nội với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục lớn của cả nước. Nội dung này được nêu cụ thể trong chương 2 luận văn.
Chương 2