động dạy và học tại các trường phổ thông ở thành phố Hà Nội
2.1.3.1. Tình hình tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở Hà Nội.
Mặc dù chưa có con số chính thức về các hiện tượng tiêu cực trên địa bàn Hà Nội nhưng theo Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Năm học 2015-2016, qua quá trình thanh tra các phòng GD&ĐT và các trường trên địa bàn thành phố đã phát hiện các sai phạm như: Còn học sinh vi phạm quy chế thi, học sinh trốn giờ, bỏ giờ, bạo lực học đường, điểm trong học bạ không thống nhất với tên học sinh; nhiều học sinh xếp loại sai học lực so với trong học bạ; một số trường có hiện tượng nâng điểm, sửa điểm...
- Trong hoạt động dạy: Trong hoạt động dạy, các hiện tượng tiêu cực
chủ yếu tập trung ở hoạt động dạy thêm, học thêm trái quy định; ở việc đánh giá kết quả cho điểm, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh.
Về tình hình dạy thêm, học thêm, từ đầu năm học 2015-2016, Bộ GD& ĐT đã có chỉ đạo, đối với cấp tiểu học, tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh lớp mình phụ trách (kể cả ngày nghỉ). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm, phớt lờ chủ trương của Bộ. Đây là nội dung được nêu rõ trong kết luận mới nhất của thanh tra Bộ GD&ĐT về các sai phạm về thu phí và dạy thêm, học thêm trên địa bàn Hà Nội. Tình trạng này diễn ra nhiều ở khối tiểu học. Theo kết luận của Bộ GD&ĐT, qua quá trình kiểm tra tại một số trường tiểu học thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, địa bàn quận Thanh Xuân, quận Long Biên và quận Đống Đa, đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT đã phát hiện một loạt sai phạm. Hầu hết các trường tiểu học được thanh tra đều tổ chức cho giáo viên ký cam kết không học thêm, dạy thêm trái quy định. Tuy nhiên, phản ánh của học sinh qua phiếu khảo sát của Đoàn Thanh tra Bộ Giaó dục cho thấy, các trường tiểu học: Láng Thượng, Ngọc Lâm, Cổ Nhuế B, Kim Giang vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường các môn Toán, Tiếng Việt,
Tiếng Anh từ 16h30 đến 20h00 các ngày học và thứ Bảy, Chủ nhật. Riêng học sinh trường Tiểu học Láng Thượng (quận Đống Đa) còn nêu đích danh tên 3 giáo viên dạy thêm ngoài trường. Trong khi đó, Trường Tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai có tổ chức dạy thêm một số môn: Tiếng Anh, Tin học, luyện chữ trái quy định tại Điều 4, Thông tư số 17/2012/TT-Bộ GD&ĐT ngày 16-5-2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Việc thu tiền dạy thêm học thêm, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định đối với dạy thêm trong nhà trường, ở bậc trung học cơ sở mức thu cao nhất cho lớp có dưới 10 học sinh không quá 26.000 đồng/học sinh/tiết; ở bậc trung học phổ thông 32.000 đồng/học sinh/tiết. Mức thu thấp nhất cho lớp có từ 40 học sinh trở lên không quá 6.000 đồng/học sinh/tiết đối với bậc trung học cơ sở và 7.000 đồng/học sinh/tiết đối với bậc trung học phổ thông. Nhà trường tổ chức thu tiền dạy thêm thông qua bộ phận tài vụ, giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu tiền dạy thêm, học thêm. Mức thu tiền học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận của hai bên: Cá nhân, tổ chức dạy thêm với cha mẹ học sinh, người học, phải thể hiện bằng văn bản công khai. Theo phản ánh của phụ huynh học sinh, việc thu tiền học thêm tổ chức tại nhà giáo viên cao hơn nhiều so quy định dạy thêm trong nhà trường. Dù được cho là thoả thuận song hầu như giáo viên đưa ra mức nào thì học sinh, phụ huynh phải theo mức đó, phần lớn vì không muốn làm mất lòng giáo viên. Do đó, việc đưa ra quy định “thoả thuận trong việc thu tiền dạy thêm ngoài nhà trường vẫn là kẽ hở khó kiểm soát.
Về tình hình điểm số của học sinh, trong quá trình thanh tra, kiểm tra của thanh tra sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy: một số thông tin chưa khớp trong hồ sơ tuyển sinh. Điểm trong học bạ không thống nhất so với điểm trong sổ gọi tên ghi điểm, nghĩa là đã bị sửa học lực một số năm. Hoặc việc thiếu đầu điểm một số môn nhưng vẫn tổng kết. Cá biệt, một số trường hợp còn xếp loại sai học lực ở một số năm... Công tác kiểm tra chéo giữa các trường còn diễn
ra hình thức, nhận xét chung chung hoặc ghi rất tốt nhưng đoàn thanh tra lại phát hiện ra sai phạm hoặc thực hiện chưa tốt. Một số sổ ghi điểm, gọi tên còn có tình trạng sửa điểm... Điển hình như sự việc tự ý sửa đổi học bạ ở trường THCS Giảng Võ trong năm học 2015 – 2016 được dư luận bàn tán trong thời gian vừa qua. Điều bất ngờ là sự việc lại do chính người trong cuộc lên tiếng vì không đồng tình với cách làm của cách làm trái quy định của nhà trường cho một học sinh chuẩn bị xét tuyển tốt nghiệp và chuẩn bị thi vào lớp 10, mặc dù lãnh đạo nhà trường đã lên tiếng đính chính sự việc nhưng dư luận vẫn còn đặt ra nhiều câu hỏi đằng sau sự việc ấy.
Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016- 2017 của Tp Hà Nội tổ chức ngày 15-4, ông Phạm Khắc Lợi, Phó Trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Tuy Sở GD&ĐT không nhận được đơn thư khiếu nại về vấn đề điểm số bậc THCS nhưng vẫn còn tồn tại hiện tượng sửa điểm, nâng điểm, sai phạm phát hiện nhiều ở sổ điểm, học bạ hồ sơ các khối. Đặc biệt khối học sinh lớp 9 vì đây là khối lớp đang trong giai đoạn xét tốt nghiệp THCS và chuẩn bị chuyển cấp vào lớp 10. Mặc dù theo quy định của ngành giáo dục, điểm số của học sinh phải được cập nhật ngay vào sổ điểm chính sau 2 tuần kể từ khi giáo viên tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra. Thực tế, thời gian qua, có rất nhiều trường hợp giáo viên cố tình chậm trễ vào điểm sổ chính hoặc cho điểm cầm chừng để đảm bảo kết quả cuối kì cho cả thầy và trò.
- Trong hoạt động học
Về tình trạng lười học, trốn học: Hiện tượng này xảy ra hầu như ở các trường phổ thông hiện nay. Khảo sát sổ ghi đầu bài của một số trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố có thể dễ dàng bắt gặp những lời phê của giáo viên như: Lớp lười học bài, Q lười học, P không làm bài tập hay T.A trốn học...Hiện tượng học sinh lười học, trốn học xảy ra nhiều ở bậc THCS, THPT và chủ yếu ở các lớp không chuyên ban. Quan sát bên ngoài cổng trường
THPT K.L, trường THCS N.L và một số trường khác, đặc biệt là các trường phổ thông dân lập không khó bắt gặp cảnh học sinh ra vào quán nước và thản nhiên bình phẩm nói chuyện mình trốn tiết vì chán, vì đói, vì không thích môn học này, môn khác hay dạo qua vài quán điện tử gần trường học cũng dễ dàng thấy cảnh học sinh trốn học ngồi chơi game...Lý giải cho hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân như: học sinh không theo được bài trên lớp, dẫn đến chán nản, bỏ cuộc; bài giảng của thầy cô không hấp dẫn; học sinh bị bạn xấu rủ rê lôi kéo hay giáo viên thấy học sinh nghỉ không phép cũng chỉ ghi vào sổ đầu bài mà không có biện pháp cụ thể; cán bộ lớp và bạn bè bao che cho những học sinh trốn học....Dù xuất phát từ nguyên nhân nào nhưng có thể thấy, tình trạng học sinh lười học, trốn học nếu không được có biện pháp thích hợp, kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Về tình hình gian lận trong thi cử cũng xảy ra nhiều nơi. Trong năm học vừa qua, dư luận chứng kiến những hình ảnh, những đoạn video ghi lại cảnh tiêu cực như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (năm 2013) ở Trường THPT Quang Trung (Hà Đông). Trong phòng thi lộn xộn, thí sinh thoải mái trao đổi bài, thậm chí làm bài hộ bạn trước sự làm ngơ của giám thị trong thời gian thi 2 môn Toán và Ngoại ngữ. Cũng tương tự ở Hội đồng thi THPT Cầu Giấy (năm 2014) giám thị đã để thí sinh mất trật tự và trao đổi bài trong phòng thi vào buổi thi môn Toán. Ở một góc của phòng thi, giám thị đứng ngay cạnh cửa sổ, trong khi các thí sinh đang làm bài tâp thể. Ngoài hành lang, giám thị cũng thoải mái nói chuyện thay vì giám sát thí sinh làm bài trong phòng. Năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được tổ chức với hai mục đích xét tốt nghiệp và đại học. Khi đang diễn ra bài làm môn Lịch sử trong ngày thi thứ ba (4/7), Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) tạm giữ 2 người đề điều tra hành vi dùng thiết bị đọc bài giải môn Lịch sử vào phòng thi. Những người này ngồi ở quán cà phê đọc bài làm vào phòng cho thí sinh tại điểm thi Cao đẳng Sư phạm Trung ương (phố Hoàng Quốc Việt, Hà
Nội). Đặc biệt, vụ tiêu cực do thầy Đỗ Việt Khoa tố cáo đã gây chấn động toàn xã hội. Thầy Đỗ Việt Khoa (một trong những giám thị tham dự coi thi tốt nghiệp tại THPT Phú Xuyên A, Hà Nội) đã quay video ghi lại cảnh giáo viên tại trường bỏ vị trí, nhân viên phục vụ vào tận phòng thi phát bài giải cho thí sinh. Không chỉ dừng lại ở đó, thầy giáo này còn tố giám thị nhận 700.000 đồng/người để làm ngơ cho học sinh sử dụng tài liệu. Những vụ việc đó là minh chứng cho thấy tình trạng gian lận thi cử trong các kỳ thi tốt nghiệp không còn là chuyện cá biệt.
Tình trạng gian lận trong thi cử không chỉ xuất hiện trong các kỳ thi lớn mà ngay cả trong những giờ kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, thi hết môn cũng không khó bắt gặp cảnh học sinh lén lút mở trộm tài liệu chép bài, nhìn bài... Mặc dù, đã có nhiều hình thức cảnh báo, răn đe, và các biện pháp xử lý nhằm giảm tải các hiện tượng trên nhưng tình trạng gian lận trong thi cử vẫn là hiện tượng phổ biến hiện nay.
2.1.3.2. Tình hình đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền và ngành giáo dục
Ngày 8/9/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/2006/CT- TTg về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Chỉ thị nêu rõ, Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/ 2004 của Quốc hội khoá XI đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa. Trước tình hình đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phát động cuộc vận động "Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", coi đây là khâu đột phá trong
năm học 2006 – 2007 để lập lại trật tự, kỷ cương trong dạy và học, làm tiền đề triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND Tp Hà Nội ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND của Thành phố về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục trên địa bàn thành phố. Sở GD&ĐT đã xác định 4 nội dung chính cần triển khai. Thứ nhất là tổ chức các kỳ thi và kiểm tra nghiêm túc, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, công bằng, chống các biểu hiện gian lận trong thi cử và trong kiểm tra, đánh giá. Thứ hai, tổ chức phong trào thi đua thiết thực, đánh giá thi đua trung thực, khách quan, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Thứ ba, quản lý thu chi tài chính đúng quy định, phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm. Thứ tư, tăng cường quản lý việc dạy thêm- học thêm, chống các biểu hiện tiêu cực, vụ lợi. Hai nội dung đầu là nhiệm vụ đặc biệt được nhấn mạnh trong năm học đầu triển khai và để thực hiện 4 nhiệm vụ trên, lãnh đạo ngành đã đề ra 7 giải pháp đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng giáo dục quận, huyện và nhà trường. Kết quả thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-UBND của UBND Tp Hà Nội được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các trường học, hội cha mẹ học sinh và đã khuyến khích, động viên người dạy, người học thực hiện hiệu quả, nhất là ở giai đoạn đầu.
Theo Kế hoạch 140/KH-UBND, ngày 6/8/2014 của UBND Tp Hà Nội về Chương trình hành động đổi mới, phát triển giáo dục đến năm 2020, định hướng đến 2030, Hà Nội xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đề án, dự án trọng điểm, cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện từ 2014 đến 2030 để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ. Kế hoạch nêu rõ nhiệm vụ tuyên truyền, lắng nghe DLXH:
Các cơ quan thông tin đại chúng đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp để có sự thống nhất và đạt hiệu quả trong hoạt động thông tin và truyền thông. Mở kênh phát thanh, truyền hình giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tăng cường tuyên truyền về đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia
đánh giá, giám sát, phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát
triển giáo dục [27].
- Công tác triển khai thực hiện
Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT Hà Nội chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Hà Nội; tăng cường công tác thanh tra giáo dục thực hiện Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ và hoàn thiện đội ngũ thanh tra chuyên trách. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác quản lý giáo dục các cấp, việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai trước công luận nhằm khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm học thêm; tiêu cực trong thi cử; chấn chỉnh hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, hoạt động đào tạo liên kết với nước ngoài và các tồn tại khác.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành GD&ĐT Hà Nội, tình hình tiêu cực trong hoạt động dạy và học được quan tâm thường xuyên và có giải pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Trong năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015, trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các trường THCS, THPT đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nội quy, quy định trong hoạt động dạy và học của cả giáo viên và học sinh và đã có những biện xử lý thích hợp tạo tính răn đe, cảnh báo. Đặc biệt, tiêu cực trong thi cử được kiểm soát chặt chẽ hơn, các vụ việc khi bị phát giác cũng được làm rõ, xử lý kịp thời (như vụ tiêu cực như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 ở Trường THPT Quang Trung (Hà Đông); vụ tại Hội đồng thi THPT Cầu Giấy năm 2014; vụ đọc bài làm vào phòng cho thí sinh thi THPT năm 2015 tại điểm thi Cao đẳng Sư phạm Trung ương)...
Ngày 25/6/2013, UBND Tp Hà Nội đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tp Hà Nội. Quyết định nêu chi tiết về dạy thêm, học thêm có thu tiền bao gồm: trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; thẩm quyền cấp giấy phép tổ
chức hoạt động dạy thêm; thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Đối tượng áp dụng đối với người dạy thêm, người