Tăng cường nắm bắt dư luận xã hội về các tiêu cực trong hoạt động dạy và học, kịp thời điều chỉnh những hành vi sai lệch trong hoạt

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 100 - 103)

động dạy và học, kịp thời điều chỉnh những hành vi sai lệch trong hoạt động này

Tăng cường nắm bắt DLXH chính là thực hiện giám sát và quản lý DLXH. Việc làm này cần phải tiến hành liên tục và thường xuyên, thông qua các phương tiện truyền thông giúp công chúng hiểu và nắm bắt được công việc của các cơ quan giáo dục và những việc liên quan đến lợi ích chung. Gám sát dư luận phải bao quát, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán, dứt khoát. Thông qua các phương tiện truyền thông, các nhà quản lý có thể chuyển tải các tin tức công khai và từ đây mới có thể thu hồi lại được tin tức từ phía dư

luận, có vậy mới có thể giám sát các luồng dư luận. Nói cách khác kịp thời nắm bắt dư luận chính là kịp thời làm cho minh bạch hoá các nguồn thông tin, các vấn đề liên quan trực tiếp đến giáo viên, học sinh và phụ huynh, người dân không phải đoán mò mà có cái nhìn khách quan, tin tưởng vào vấn đề, giảm thiểu và ngăn chặn những tin đồn không có lợi cho nhà trường, cho ngành giáo dục.

Để kịp thời nắm bắt được DLXH, cần tăng cường sự định hướng của các luồng DLXH, cần công khai những tin tức cần thiết cho giáo viên, học sinh và nhân dân, đảm bảo quyền “được nắm, được biết thông tin của người dân. Cần có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tác dụng của DLXH đối với sự quản lý nói chung và của ngành giáo dục nói riêng, tích cực phản ứng kịp thời đối với những luồng thông tin trái chiều, lệch lạc, không chính thống. Do vậy quản lý giám sát DLXH cũng bao hàm cả việc ngăn chặn những tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng xấu đến bầu không khí trong môi trường học đường, cũng như tác động xấu đến sự ổn định tâm lý xã hội.

Đồng thời, đối với mạng Internet, UBND Tp Hà Nội cần tăng cường quản lý và đầu tư cho lĩnh vực này, tăng cường sự quản lý các thông tin trên mạng cũng như đưa ra những qui phạm, chế tài cần thiết để xử lý những trường hợp vi phạm; đảm bảo tính đúng đắn về nội dung. Muốn vậy, nhà quản lý giáo dục cần phải có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện tượng tiêu cực; có ý thức chính trị; cần có quan điểm quần chúng thực sự cầu thị. Từ đó có thái độ bình tĩnh trong việc điều tra xử lý với các hành vi sai trái xảy ra trong nhà trường. Nói cách khác muốn ổn định và phát triển xã hội không thể không vận dụng điều tra và nắm bắt, quản lý, giám sát, định hướng DLXH bởi xét đến cùng DLXH là tấm gương phản chiếu một cách toàn diện nhất, trung thực nhất, kịp thời nhất đời sống xã hội và bầu không khí của xã hội.

Để phát huy vai trò của DLXH đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học nói riêng và trong ngành giáo dục nói chung trên

địa bàn Hà Nội, cần xây dựng phương thức hợp lý để nắm bắt kịp thời những thông tin mà DLXH phản ánh. Những phương thức đó là:

Thứ nhất, xây dựng hòm thư góp ý đối với cán bộ, giáo viên. Những

hòm thư này nên đặt ở bảng thông tin, hoặc bên ngoài cổng trường cạnh phòng bảo vệ của mỗi trường để mỗi khi phát hiện có những biểu hiện tiêu cực trong hành vi dạy học của cán bộ giáo viên, học sinh hoặc có những ý kiến bức xúc của người dân về vấn đề dạy và học thì người dân dễ dàng phản ánh với nhà trường thông qua hòm thư góp ý. Những hòm thư này sẽ được cập nhật hàng tuần để kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, phản ánh của giáo viên, học sinh và nhân dân để có điều chỉnh kịp thời.

Thứ hai, phát huy vai trò các cơ quan, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh.

Thông qua các kênh này, khi nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong quá trình dạy và học, các cơ quan, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh có thể phản ánh đến nhà trường, đến các tổ chức có trách nhiệm. Qua đó, nhà trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ cần sớm xem xét, xử lý; trường hợp thuộc thẩm quyền cấp trên thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo. Cần thấy rằng, việc sớm nắm bắt thông tin, xử lý thông tin sẽ kịp thời làm rõ, xử lý, qua đó ngăn chặn những biểu hiện phát tán, tin đồn không chính thức, gây nguy hại. Nếu giấu diếm, né tránh hay bao che sẽ khiến phụ huynh, học sinh và ngay cả giáo viên bức xúc, lúc đó sẽ khiến dư luận theo chiều hướng khác và gây hệ quả khó lường.

Thứ ba, thu nhận phản ánh thông qua kênh internet, viễn thông. Nhà

trường lập các hộp thư điện tử, đường dây nóng, qua đó thu nhận những phản ánh, kiến nghị của giáo viên, học sinh, phụ huynh và người dân. Kênh phản ánh này thu nhận ý kiến đa dạng, có thể có danh hoặc vì lý do nào đó họ giấu tên (không danh), nhà trường cần căn cứ tính chất, nội dung cụ thể để kiểm tra, làm rõ. Trong mọi trường hợp, cần thẳng thắn, minh bạch, tránh việc che dấu hay có biểu hiện trù úm người tố giác, bao che sai phạm.

DLXH có ý nghĩa là thước đo bầu không khí chính trị - xã hội là tấm gương phản chiếu, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; phản ánh tâm tư, tình cảm nguyện vọng của nhân dân. Có thể dựa vào DLXH dự báo những tình hình sắp tới, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội...Vì vậy, người làm công tác giáo dục phải biết nắm bắt DLXH, biết xử lý thông tin để có quyết định đúng đắn, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện sai lệch trong môi trường học đường .

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 100 - 103)