Minh bạch, công khai và xử lý nghiêm tiêu cực trong hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 105 - 108)

3.2.5. Minh bạch, công khai và xử lý nghiêm tiêu cực trong hoạt động dạy và học động dạy và học

Đối với việc phòng, chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học trên địa bàn Hà Nội, một trong những nội dung quan trọng là cần minh bạch, công khai việc xử lý các hành vi tiêu cực.

Các trường phổ thông ở Hà Nội cần thông báo rộng rãi, công khai tới tất cả các cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh các kết quả xử lí vụ việc, hành vi tiêu cực. Khi chúng ta đã huy động sức mạnh của dư luận xã hội vào công tác đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động giảng dạy thì ngược lại DLXH rất quan tâm đến kết quả xử lý của cuộc đấu tranh này. Thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, các phương tiện thông tin đại chúng, cần thông báo các kết quả đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học. Việc thông tin công khai, minh bạch về vấn đề này cho giáo viên, học sinh và nhân dân biết có tác dụng hết sức quan trọng:

Thứ nhất, góp phần trấn an DLXH, dẹp tan mọi băn khoăn, hoài nghi,

thắc mắc trong dư luận quần chúng nhân dân về tính minh bạch, công bằng trong giáo dục. Việc công khai hóa cho thấy cơ quan có trách nhiệm (Sở, phòng, nhà trường) công minh trong xử lý, không dung túng, bao che, không nương nhẹ hay có những bất minh khiến dư luận ngờ vực.

Thứ hai, có tác dụng cổ vũ DLXH tích cực hơn nữa trong việc phát

phần tạo sự phấn chấn, niềm tin vào công lý, sự minh bạch của chính quyền, nhà trường, các cấp quản lý.

Thứ ba, góp phần ngăn chăn, phòng ngừa các hành vi sai phạm, tiêu

cực có thể xảy ra trong hoạt động dạy học. Những cán bộ, giáo viên, học sinh có những hành vi sai trái thường rất lo lắng trước DLXH, muốn tìm cách bưng bít thông tin, né tránh DLXH. Sự mở rộng dân chủ công khai hóa các thông tin về tiêu cực, tham nhũng, suy thoái đạo đức trong ngành giáo dục nói chung, trong hoạt động dạy và học nói riêng thu hút được sự quan tâm của DLXH. Sự phê phán gay gắt, lên án mạnh mẽ và kịp thời của DLXH sẽ làm cho những hành vi thiếu chuẩn mực trong môi trường giáo dục phải dừng bước. Để phát huy vai trò của DLXH trong dạy và học, Sở GD&ĐT cần chỉ đạo các Phòng G&ĐT thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông. Khi người dân biết rõ vấn đề một cách chính xác, được quyền công khai thảo luận một cách chính xác thì người ta không cần rỉ tai, thảo luận lén lút, sự kiện đó sẽ không trở thành tin đồn tai hại. Chẳng hạn việc dạy thêm, học thêm cần thực hiện vào lúc nào, môn gì, thời gian ra sao, mức đóng tiền như thế nào..., làm sao giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh đồng thuận trên thực tế chứ không phải trên nghĩa giấy tờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công khai hoá không chỉ là những việc làm tốt những thành tích mà cả những việc làm sai của cán bộ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục.

Phát huy việc đổi mới hình thức trong sinh hoạt, hội họp coi trọng công tác dân chủ là một hình thức làm minh bạch hoạt động dạy học. Để phát huy tính dân chủ trong hoạt động dạy học cần:

- Công khai trước nội dung hội họp bằng cách chuyển qua hòm thư điện tử cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trước các cuộc họp - Cần tạo được bầu không khí thân thiện, cởi mở trong đó chú trọng phải đảm bảo tính nghiêm túc. Từ bầu không khí ấy sẽ tạo cho các thành viên

tham dự có được sự chân thành mạnh dạn tham gia ý kiến và chính các ý kiến đó thực sự sẽ mang tích tích cực và sáng tạo.

- Trong cuộc họp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh tiếp tục có các phiếu hỏi về hiệu quả công tác giảng dạy và phối kết hợp của nhà trường với cha mẹ học sinh, với ban ngành đoàn thể của xã. Hiệu trưởng cần công khai, dân chủ các vấn đề về giáo dục trong cuộc họp ban chỉ đạo phổ cập xã, phường để có những góp ý cho triển khai thực hiện tốt hơn hiệu quả giáo dục với mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nhà trường.

- Hình thức công khai cần theo định kì: theo từng tháng các nguồn kinh phí, theo quý, học kì; đồng thời với việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả dạy và học của giáo viên, học sinh. Công khai chất lượng giáo dục học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên trước chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ học sinh. Sau kết thúc mỗi năm học nhà trường tổ chức họp rút kinh nghiệm để đề ra những bài học cho công tác quản lý và phân công đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng giao cho các tổ chuyên môn dự kiến phân công nhiệm vụ công tác chuyên môn phù hợp với năng lực , sở trường của từng cá nhân.

- Đánh giá, thi đua đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Hoạt động này là vấn đề rất nhạy cảm, dễ tạo nên cho con người sự cảm nhận mơ hồ giữa tích cực và không tích cực, giữa bình thường và tiêu cực từ đó dễ phát sinh vấn đề tư tưởng. Trong năm học xây dựng kế hoạch tổ chức công tác đánh giá, xét thi đua khen thưởng có tiêu chí rõ ràng và công khai, phải được tập thể đánh giá biểu quyết, không áp đặt ý kiến chủ quan của bất kì ai. Tiến hành đánh giá xếp loại từ tổ, đến tập thể hội đồng theo từng tháng và công khai kết quả đến từng cán nhân. Khi tiến hành xét, đánh giá theo chuẩn đối với hiệu trưởng thực hiện đúng quy trình, bên cạnh đó hiệu trưởng có các phiếu hỏi ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên góp ý cho hiệu trưởng. Hàng tháng có xét các cá nhân có thành tích tiêu biểu, cá nhân là gương sáng, điển

hình trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để đưa lên chuyên mục gương sáng trên Website của nhà trường , ban văn hóa xã, phường và phòng giáo dục để đăng tin.

- Đánh giá, xếp loại thi đua của học sinh: Trên cơ sở văn bản quy định về đánh giá xếp loại học sinh đã quy định. Nhà trường triển khai thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo từng tháng và thực hiện tốt công tác chỉ đạo phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh. Hàng tháng xét thi đua các cá nhân học sinh, tập thể lớp tiêu biểu để tuyên dương khen thưởng. Tổ chức hội đồng xét kết quả của học sinh, thực hiện dân chủ, công khai.

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và các tổ chức đoàn thể, cá nhân khi thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường, trách nhiệm của các tổ chuyên môn, đoàn thể, nhiệm vụ trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.

- Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động dạy và học, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết.

Việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục chỉ có thể đạt kết quả thực sự và bền vững nếu có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể, tổ chức.

3.2.6. Phát huy vai trò của dư luận xã hội gắn với việc xây dựng kỷ luật, kỷ cương trong dạy và học ở các trường phổ thông của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội đối với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động dạy và học tại các trường phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 105 - 108)