Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh học của các dòng bố mẹ và tổ hợp la

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 161 - 163)

, Nguyễn Thị Phương Thảo1 Nguyễn Thanh Hải1 Nguyễn Thị Lâm Hải1 Ninh Thị Thảo1 Nguyễn Thị Châm

2.2.1Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh học của các dòng bố mẹ và tổ hợp la

1. TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh học của các dòng bố mẹ và tổ hợp la

dòng bố mẹ và tổ hợp lai

2.2.1.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng bố mẹ và tổ hợp lai trong vụ Xuân 2015

Thời kỳ sinh trưởng của lúa bắt đầu từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn được chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng; thời kỳ sinh trưởng sinh thực; thời kỳ chín. Thời gian sinh trưởng của cây lúa dài hay ngắn là do thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định, hai thời kỳ sau hầu như không thay đổi. Kết quả theo dõi thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng được thể hiện ở bảng 3.1.

Trong điều kiện vụ Xuân 2015 chúng tôi tiến hành gieo các dòng bố mẹ và tổ hợp lai ngày 19/1, cấy ngày 23/2 nên tuổi mạ là 35 ngày. Thời gian từ gieo đến trỗ dao động từ 88- 104 ngày, dòng R18 có thời gian từ gieo đến trỗ dài nhất (104 ngày) đồng thời có thời gian sinh trưởng cũng dài nhất (133 ngày). Thời gian trỗ dài nhất là dòng mẹ 12A và ngắn nhất là tổ hợp lai 12A/R18.

Bảng 4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng vụ Xuân 2015 Tên dòng,

tổ hợp lai

Tuổi mạ

Thời gian từ gieo

đến trỗ (ngày) Thời gian trỗ (ngày)

Thời gian sinh trưởng (ngày) 11A 35 99 8 130 11B 35 97 7 127 12A 35 90 10 122 12B 35 88 9 120 R18 35 104 7 133 R253 35 102 6 129 11A/12B 35 92 7 123 12A/11B 35 94 7 126 12A/R18 35 101 6 131 12A/R253 35 100 6 129

3.2.1.2. Đặc điểm nông sinh học và tính dục của các dòng bố mẹ và tổ hợp lai

Theo dõi đánh giá về đặc điểm tính dục cho thấy: Hai dòng 11A, 12A và 2 tổ hợp lai 11A/12B, 12A/11B là bất dục. Hai dòng B và 1 tổ hợp lai giữa 12A/R18 là hữu dục. Đa số các dòng và các tổ hợp lai có số lá/thân chính là 14,0 hoặc 15,0 riêng dòng R18 có số lá nhiều nhất 16,0 lá đồng thời chiều cao cây cũng dài nhất đạt 104,1±2,1cm, chiều cao cây thấp nhất là dòng 11A cao 67,2±2,6cm. Số nhánh hữu hiệu đạt từ 3,8-6,3 cao nhất là tổ hợp 12A/11B đạt 6,3 nhánh (bảng 3.2).

491

Bảng 3.2: Đặc điểm nông sinh học và tính dục của các dòng bố mẹ và tổ hợp lai vụ xuân 2015

Tên dòng, tổ hợp lai

Đặc điểm

tính dục Số lá/thân chính (lá) Chiều cao cây (cm) Số nhánh hữu hiệu

11A Bất dục 15,0 67,2±2,6 5,9 11B Hữu dục 15,0 78,6±1,5 5,3 12A Bất dục 14,0 87,5±3,2 4,5 12B Hữu dục 14,0 93,3±1,8 3,8 R18 Hữu dục 16,0 104,1±2,1 5,2 R253 Hữu dục 15,0 98,4±2,7 5,4 11A/12B Bất dục 14,0 71,4±2,7 6,1 12A/11B Bất dục 14,0 76,7±2,6 6,3 12A/R18 Hữu dục 15,0 95,2±2,5 5,7 12A/R253 Hữu dục 14,0 91,7±2,6 5,3

Trong nội dung của kết quả nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt quan tâm tới chiều dài cổ bông vì nó thể hiện mức độ trỗ nghẹn đòng hay mức độ trỗ thoát của dòng hay của tổ hợp mà chúng tôi nghiên cứu. Thông qua đo đếm chỉ tiêu này chúng tôi có thể biết được biểu hiện di truyền của tính trạng thoát cổ bông từ đó phân tích được quy luật di truyền của gen này. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các dòng bố mẹ và tổ hợp lai vụ xuân 2015 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3.

Bảng 3.3 Đặc điểm nông sinh học của các dòng bố mẹ và tổ hợp lai vụ xuân 2015 Tên dòng, tổ

hợp lai

Chiều dài bông (cm) Chiều dài cổ bông (cm) Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) 11A 20,4 -9,4±0,23 37,3 2,1 11B 18,5 3,3±0,31 36,1 2,1 12A 27,8 -0,2±0,40 35,3 1,9 12B 26,4 4,4±0,33 33,4 1,9 R18 26,3 8,2±0,50 31,6 2,0 11A/12B 23,6 -9,1±0,21 30,4 2,1 11A/12B//12B - -4,7±1,17 - - 12A/11B 24,1 -8,9±0,32 28,7 2,0 12A/11B//11B - -4,5±1,31 - - 12A/R18 27,2 2,3±0,24 25,6 2,1 12A/R352 26,8 2,0±0,40 24,5 2,0

Kết quả cho thấy: chiều dài bông dao động từ 18,5-27,8cm, dòng 12A có bông dài nhất 27,8cm tiếp đến là dòng 12B, R18. Dòng 11A và 12A là hai dòng bất dục đực di truyền tế bào chất nhưng có mức độ trỗ thoát của cổ bông rất khác nhau, dòng 11A trỗ bông nghẹn đòng rất nhiều -9,4±0,23cm trong khi đó dòng 12A cổ bông gần như trỗ bông thoát hoàn toàn -0,2±0,40cm. Các tổ hợp lai thuận, lai nghịch và lai trở lại giữa các dòng 11A, 11B và 12A, 12B cho mức độ trỗ thoát cổ bông biến động nhiều đặc biệt là khi lai trở lại (BC1F1) cụ thể tổ hợp lai 11A/12B mức độ nghẹn đòng là -9,1±0,21cm, 12A/11B mức độ nghẹn đòng là -

492

8,9±0,32cm. Các dòng B và tổ hợp lai 12A/R18 đều trỗ thoát cổ bông từ 2,3±0,24 - 4,4±0,33cm.

So sánh mức độ trỗ nghẹn đòng giữa con lai F1, BC1F1 và các dòng A cho thấy: con lai F1 có mức độ trỗ bông nghẹn đòng tương đương với dòng trỗ bông nghẹn đòng nhiều nhất và ngược lại. Ở BC1F1 thì có biểu hiện như ở dạng trung gian giữa dạng thoát cổ bông và nghẹn đòng.

Dòng 11A: trỗ bông nghẹn đòng Dòng 12A: trỗ thoát cổ bông

Hình 6: Sự trỗ bông của các dòng CMS nghiên cứu

Kết hợp các kết quả trên có thể kết luận rằng tính trạng thoát cổ bông của dòng 12A là do một gen lặn nằm trong nhân điều khiển. Tuy nhiên để khẳng định một cách chắc chắn, chúng tôi sẽ sử dụng chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen eui RM3870 để phân tích kiểu gen.

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 161 - 163)