Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng lá

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 108 - 110)

, Phạm Ngọc Cường1 Trần Thị Hàng Ni1 Hồ Tô Huyền Nga 1 Đỗ Thị Kiều An

3.3.Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng lá

Tỷ lệ bệnh giữa các công thức đã dần bắt đầu thể hiện sự khác biệt từ thời điểm sau xử lý 1 tháng. Trong khi tỷ lệ bệnh ở các công thức thí nghiệm đều giảm, tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng tăng lại tăng từ 66,7% đến 77,8% (biểu đồ 1). Ngoài ra, trong khi tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý thuốc chỉ giảm đến thời điểm 3 tháng sau xử lý, ở các công thức xử lý chế phẩm, chỉ tiêu này lại giảm liên tục từ thời điểm 1 tháng sau xử lý đến khi kết thúc thí nghiệm. Đáng chú ý, sau xử lý 4 tháng, tỷ lệ bệnh ở CT6 thấp nhất và không khác biệt có ý nghĩa so với ở các công thức CT2 và CT4. Tỷ lệ bệnh ở công thức này đã giảm khoảng 3 lần so với thời điểm trước xử lý.

Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của các công thức xử lý đến diễn biến tỷ lệ bệnh vàng lá do

tuyến trùng

Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của các công thức xử lý đến diễn biến chỉ số bệnh vàng lá

do tuyến trùng

Trước khi xử lý, tuy tỷ lệ bệnh vàng lá chết chậm trong vườn khá cao nhưng bệnh không gây hại nặng, thể hiện ở chỉ số bệnh chỉ dao động trong khoảng 13,6 - 16,7%.Các cây bị nhiễm bệnh đa số chỉ ở mức cấp 1 và cấp 3. Sau xử lý 2 tuần, chỉ duy nhất chỉ số bệnh ở CT7 giảm xuống trong khi lại tăng nhẹ ở tất cả các công thức còn lại. Tuy nhiên, hiệu quả làm giảm chỉ số bệnh của CT7 không kéo dài. Chỉ 2 tháng sau xử lý, chỉ số bệnh lại bắt đầu tăng nhẹ. Ngược lại, chỉ số bệnh ở các công thức có xử lý chế phẩm CP1 và CP2 lại giảm dần đều

438

qua từng thời kì điều tra. Đặc biệt, chỉ số bệnh ở CT6 giảm mạnh nhất, sau 4 tháng xử lý, chỉ tiêu này đã giảm hơn 6 lần so với trước xử lý. Điều này cho thấy, hiệu lực của các chế phẩm sinh học đối với chỉ số bệnh vàng lá chết chậm tuy chậm phát huy tác dụng (sau xử lý 1-2 tháng) nhưng khá bền vững, làm cho chỉ số bệnh giảm dần một cách liên tục.

4. KẾT LUẬN

- Hiệu quả của các chế phẩn vi nấm CP1 và CP2 đối với mật độ tuyến trùng

Meloidogyne spp. trong đất và rễ tuy chậm nhưng bền vững và tăng dần theo thời gian xử lý. Do đó, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng lá do tuyến trùng gây ra trên cây tiêu cũng giảm dần theo thời gian. Ngược lại, thuốc Tervigo 20SC tuy có hiệu lực cao và sớm đối với tuyến trùng nhưng hiệu lực của chúng giảm nhanh chỉ sau 2 tháng xử lý.

- Áp dụng(15g CP1 + 15g CP2)/trụ tiêu cho hiệu quả tương đương (22,5g CP1 + 22,5g CP2)/trụ tiêutrong việc kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne incognita gây bệnh vàng lá chết chậm cây tiêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (2015). Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu năm 2014.http://peppervietnam.com/san-xuat/trong-trot/dien-tich--nang-suat--san-luong-ho- tieu-nam-2014-153227.

2. Đào Thị Lan Hoa, Phan Quốc Sủng, Trần Thị Kim Loang, Tôn Nữ Tuấn Nam, Nguyễn Xuân Hoà và Tạ Thanh Nam (2003). Nghiên cứu bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu tại Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ. Kỷ yếu hội thảo khoa học bảo vệ thực vật phục vụ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên,

ngày 26-27/6/2003 tại Vũng Tàu.

3. Nguyễn Văn Nam, Đào Thị Lan Hoa, Đỗ Thị Kiều An (2014).Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu tuyển chọn vi sinh vật và phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus sp.và Meloidogyne spp. gây hại trên cà phê".Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Sức khoẻ Cây trồng và Vật nuôi, Liên Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo tình hình phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.

5. Koshy, P.K., Santhosh, J., Eapen, S.J. and Pandey, R. (2005). Nematode parasites of spices, condiments and medicinal plant. In: Luc, M., Sikora, R.A. and Bridge, J. (Eds.),

Plant parasitic nematode in subtropical and tropical agriculture (pp. 751-792). Wallingford, UK: CAB International.

6. Trinh, T.T.T. (2010). Incidence and effect of Meloidogyne spp. (Nematode: Meloidogyninae) on black pepper in Vietnam. Doctoral thesis, Catholic University of Leuven.

439

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 108 - 110)