Ảnh hưởng của nồng độ BA và IBA đến khả năng tái sinh chồi từ phôi soma

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 95 - 98)

, Trần Thị Hiền1 Nguyễn Thị Thu Phương 1 Nguyễn Thị Xuyến

3.3.Ảnh hưởng của nồng độ BA và IBA đến khả năng tái sinh chồi từ phôi soma

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.Ảnh hưởng của nồng độ BA và IBA đến khả năng tái sinh chồi từ phôi soma

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% mẫu cấy đều hình thành chồi, trong đó nghiệm thức môi trường Knudson C có bổ sung 2 mg/l BA và 0,5 mg/l IBA cho số lượng chồi cao nhất (13,48 chồi/mẫu), cụm chồi xanh, các chồi tách nhau rõ ràng, có từ hai đến ba lá, thân chồi phát triển tốt, có sự xuất hiện của rễ. Khi tăng nồng độ BA lên 2,5 mg/l và giữ nguyên nồng độ 0,5 mg/l IBA, số lượng chồi hình thành là 13,18 chồi/mẫu, số chồi không có sự khác biệt so với nghiệm thức D4 (2 mg/l BA + 00,5 mg/l IBA).

Tuy nhiên, ở nghiệm thức bổ sung 3 mg/l BA và 0,5 mg/l IBA, số chồi/mẫu giảm rõ rệt, chỉ còn 7,81 chồi/mẫu. Chỉ có một số chồi có thân chồi vươn cao, mang hai đến ba lá, còn lại vẫn là một khối hình thành lá mầm nhỏ và ngắn, chưa chưa phát triển thành chồi hoàn chỉnh. Ở các nghiệm thức D1, D2, D3 bên cạnh việc hình thành chồi, mẫu cấy có xuất hiện các protocorm phía dưới các chồi, đặc biệt là ở nghiệm thức D2 (1 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA) một lượng lớn protocorm được hình thành, mẫu cấy rất dễ tách rời. Số chồi/mẫu lần lượt đạt 3,81 chồi/mẫu ở nghiệm thức D1 (0,5 mg/l BA và 0,5 mg/l IBA), nghiệm thức D2 là 5,17 chồi/mẫu và D3 là 10,56 chồi/mẫu. Các chồi đều xanh và phát triển tốt trên môi trường.

Bảng 4. Số lượng chồi hình thành từ phôi soma lan Dendrobium Caesar White sau 60 ngày nuôi cấy

Nghiệm thức Môi trường BA (mg/l) IBA (mg/l) Số chồi/mẫu D1 KC 0,5 0,5 3,81 0,39e D2 KC 1,0 0,5 5,17 0,13d D3 KC 1,5 0,5 10,56 0,40b D4 KC 2,0 0,5 13,48 0,34a D5 KC 2,5 0,5 13,18 0,06a D6 KC 3,0 0,5 7,81 0,53c CV (%) 3,87

425

Hình 5 Chồi lan Dendrobium Caesar White sau 60 ngày nuôi cấy

D1: KC + 0,5 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA D4: KC + 2,0 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA D2: KC + 1,0 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA D5: KC + 2,5 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA D3: KC + 1,5 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA D6: KC + 3,0 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA

4. KẾT LUẬN

Thời gian xử lí mẫu đốt thân Dendrobium Caesar White và Dendrobium Uraiwan với Javel 30% trong 20 phút cho hiệu quả tốt, tỉ lệ mẫu sống và sạch nấm, khuẩn cao:

Dendrobium Caesar White - 77,78%; Dendrobium Uraiwan - 72,22%

Môi trường Knudson C chứa 2 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA cho phát sinh chồi từ chồi ngủ tốt nhất ở giống Dendrobium Caesar White, với chiều cao 3,25 cm phù hợp cho thí nghiệm tạo phôi.

Môi trường Knudson C chứa 2 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA cho số chồi phát sinh trên một mẫu tốt (1,56 chồi) và chiều cao chồi trung bình là 2,39 cm đối với giống lan

Dendrobium Uraiwan.

Môi trường Kundson C bổ sung 20% nước dừa và 1,5 mg/l BA kết hợp 0,3 mg/l NAA cho tỉ lệ tạo phôi soma trực tiếp từ chồi in vitro ở giống lan Dendrobium Caesar White đạt 77,78%.

Môi trường Kundson C chứa 1,5 mg/l BA kết hợp 0,3 mg/l NAA bổ sung thêm 20% nước dừa không cho kết quả cảm ứng tạo phôi soma trực tiếp đối với giống Dendrobium

Uraiwan.

Môi trường Knudson C bổ sung 2 mg/l BA kết hợp 0,5 mg/l IBA, 15% nước dừa, 0,5 g/l than hoạt tính cho 100% mẫu phôi tái sinh thành chồi, số chồi/mẫu đạt 13,48 chồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Trang Việt. 2000. Phát triển. Sinh lý thực vật đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

2.Chung H. H., Tsung J., and Chang W.C. 2005. Cytokinins induce direct somatic embryogenesis of Dendrobium Chiengmai Pink and subsequent plant regeneration. In vitro Cell. Dev. Biol-Plant 41: 765-769.

426

3.Chung H. H., Tsung J., and Chang W.C. 2007. Plant regeneration through direct somatic embryogenesis from leaf explants of Dendrobium. Biologia Plantarum 51 (2): 346-350.

4.Dương Tấn Nhựt, Hồng Ngọc Trâm, Nguyễn Phúc Huy, Đinh Văn Khiêm. 2009. Ảnh hưởng của nước dừa và sucroza lên sự tăng sinh mô sẹo và sự hình thành phôi vô tính ở loài lan hồ điệp [Phalaenopsis Amabilis (L.) Blume]. Tạp chí sinh học 31: 77-84 5.Dương Công Kiên. 2002. Nuôi cấy mô thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp. Hồ

Chí Minh.

6.Dương Tấn Nhựt. 2011. Công nghệ sinh học thực vật: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7.Edwin F. George. 1993. Plant Propagation by Tissue Culture. Exegetics Ltd., Edington, Wilts. BA13 4QG, England.

8.Mai Xuân Lương. 2005. Giáo trình Công nghệ sinh học Thực vật. Đại học Đà Lạt. 9.Nguyễn Bảo Toàn. 2010. Giáo trình nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Nhà xuất bản Đại

học Cần Thơ.

10.Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thuỷ Tiên. 2002. Công nghệ tế bào. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

11.Pyati A.N, Murthy H.N, Halhm E.J & Pack K.Y. 2002. In vitro propagation of

Dendrobium macrostachyum Lindl. - A threatened orchid. Indian Journal of Experimental Biology: 620-623 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.Trần Thị Dung. 2003. Bài giảng nuôi cấy mô tế bào thực vật. Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

13.Trần Văn Minh. 1999. Giáo trình Công nghệ sinh học Thực vật. Viện sinh học nhiệt đới.

427

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 95 - 98)