Tạo dòng cẩm chướng gấm đa bộ

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 75 - 76)

, Trần Thị Hiền1 Nguyễn Thị Thu Phương 1 Nguyễn Thị Xuyến

3.3. Tạo dòng cẩm chướng gấm đa bộ

Các cá thể đa bội (III, IV, VI) được nhân dòng, ký hiệu lần lượt là A, B, C. Kết quả theo dõi đặc điểm sinh trưởng bảng 3.3 cho thấy, các dòng A, B, C đều có tỷ lệ sống, tỷ lệ bật chồi cao (trên 90%). Hệ số nhân chồi, chiều cao, số lá trung bình trên chồi của các dòng đa bội (A, B, C) đều tốt hơn đối chứng trong đó dòng A chiếm ưu thế hơn cả. Chất lượng chồi của dòng A, B, C cũng thể hiện tốt hơn so với đối chứng. Trong đó, dòng C cho hệ số nhân chồi cao và chất lượng chồi (thân mập, lá xanh đậm, kết cấu lá thẳng, kích thước lá lớn) tốt nhất.

Các kết quả nghiên cứu nuôi cấy in vitro trên cho thấy, các dòng cẩm chướng gấm đa bội phân lập được (A, B, C) có khả năng sống và sinh trưởng tốt và có thể sử dụng phương pháp nhân giống in vitro thông qua quá trình kích thích phát sinh hình thái theo hướng tạo chồi.

Bảng 3.3. Khả năng sống và tạo chồi của các dòng cẩm chướng gấm đa bội

Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ bật chồi (%) Số chồi/ mẫu cấy Chiều cao (cm) Số lá Chất lượng chồi Đối chứng 97.2 100.0 1.20 4.00 10.00 + A 95.8 100.0 1.51 5.80 11.43 ++ B 100.0 97.9 1.57 4.17 10.77 ++ C 95.6 100.0 1.80 4.73 10.83 +++ CV% 7.6 3.5 4.7 LSD0.05 0.22 0.21 0.36

Ghi chú: + (chồi phát triển bình thường, lá xanh); ++ (chồi mập, lá xanh đậm, hơi quăn); +++ (chồi mập, lá xanh đậm, lá thẳng, kích thước lá lớn)

4. KẾT LUẬN

1) Các cây cẩm chướng đã qua xử lý colchicine thể hiện nhiều đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác biệt so với đối chứng: kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, tăng khả năng đẻ nhánh, kéo dài thời gian ra hoa, tăng số lượng nụ, hoa trung bình trên cây. Đặc biệt, công thức 0,05% - 48h là công thức có khả năng sinh trưởng, phát triển chiếm ưu thế hơn.

2) Phân lập được 18 cá thể biến dị hình thái có sự sinh trưởng, phát triển khác biệt rõ rệt so với đối chứng. Kết quả quan sát mật độ và kích thước khí khổng của các mẫu biến dị đã xác định được 3 mẫu (III, IV, VI) là các cá thể đa bội.

3) Các mẫu đa bội này (III, IV, VI) được phân lập, vào mẫu và nhân nhanh tạo thành 3 dòng cẩm chướng gấm đa bội tương ứng là A, B, C. Kết quả nuôi cấy in vitro cho thấy, các dòng đa bội này có khả năng sống và sinh trưởng in vitro tốt hơn so với dòng đối chứng ban đầu.

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)