, Nguyễn Thị Phương Thảo1 Nguyễn Thanh Hải1 Nguyễn Thị Lâm Hải1 Ninh Thị Thảo1 Nguyễn Thị Châm
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1.Vật liệu
2.2.1. Phân lập các chủngvi khuẩn
Chọn các mẫu lúa đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh. Sau đó rửa cây lúa dưới vòi nước chảy cho sạch đất bám ở thân và rễ, bảo quản ở 40C. Sau đó cắt rời thân, lá và rễ ra thành từng đoạn nhỏ, khử trùng bề mặt thân, lá, rễ lần lượt bằng cồn 70% trong 3 phút, rửa sạch bằng nước cất vô trùng. Tiếp đến cho HgCl2 0.1%, lắc nhẹ trong 1 phút, rửa sạch bằng nước cất vô trùng. Làm tương tự với hydrogen peroxide (H2O2) 3%, sau đó rửa sạch 4 lần bằng nước cất vô trùng. Để kiểm tra vi sinh vật còn sót lại trên bề mặt thân, lá, rễ cây lúa sau khi khử trùng: 200 µl nước cất vô trùng đã rửa mẫu ở lần cuối cấy lên các đĩa chứa môi trường Tryptone - Yeast extract – glucose agar và ủ ở 300C trong 24 giờ. Nếu sau 24 giờ, các đĩa môi trường này không xuất hiện các khuẩn lạc thì các mẫu thân lá rễ đã khử trùng đạt yêu cầu. Mẫu thân, lá và rễ sau khi đã khử trùng cho vào cối vô trùng, giã nhuyễn, thêm 1ml nước cất vô trùng vào cối, trộn đều và hút dịch trích mẫu cho vào tube 1,5ml vô trùng. Hút 50µl dịch trích mẫu cho vào đĩa môi trường RMR sau đó dùng que chang chang đều lên mặt thạch, ủ ở 300
C trong khoảng 1-2 ngày. Sau 1-2 ngày, chọn các khuẩn lạc (khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước) từ đĩa môi trường trên cấy chuyển nhiều lần đến khi các khuẩn lạc rời ra. Cấy các chủng vi khuẩn đã thuần vào ống nghiệm chứa môi trường RMR đặc và giữ ở 40C (Cao Ngọc Điệp, 2011)