0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ GIỐNG CÂY TRỒNG (Trang 166 -169 )

, Nguyễn Thị Phương Thảo1 Nguyễn Thanh Hải1 Nguyễn Thị Lâm Hải1 Ninh Thị Thảo1 Nguyễn Thị Châm

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

3.1. Kết luận

1) Tất cả các chỉ thị STS gồm SAG011051 và sMRF19 và chỉ thị SSR gồm RM3780, RM7446 và RM 3476 đều cho đa hình giữa dòng có và không có eui

2) Tất cả các dòng kiểm tra 12A, L1, L2, L3, L4, L5 đều chứa gen eui

3) Đã đánh giá đặc điểm nông sinh học, hình thái, tính dục của các dòng bố mẹ (11A, 11B, 12A, 12B, R18) và tổ hợp lai (11A/12B, 12A/11B, 12A/R18; 12A/R253)

+ Phân tích kiểu hình

BC1F1 (12A/11B//11B) là 100% nghẹn đòng;

BC1F1’ (11A/12B//12B) là 49:51 (Thoát cổ bông : Nghẹn đòng) + Phân tích kiểu gen:

12A/11B//11B cho tỷ lệ là 34 Eui/Eui : 66 Eui/eui

11A/12B//12B cho tỷ lệ là 17 Eui/Eui : 34 Eui/eui và 49 eui/eui F2 của 12A/R18 cho tỷ lệ là 23 Eui/Eui :48 Eui/eui : 29 eui/eui F2 của 12A/R253 cho tỷ lệ là 24 Eui/Eui :53 Eui/eui : 23 eui/eui

+ Gen eui do 1 gen lặn quy định và tuân theo quy luật di truyền Mendel

3.2. Kiến nghị

Các dòng lúa ở các thế hệ phân ly F2 và thế hệ backcross chứa gen eui là nguồn vật liệu quý phục vụ chọn tạo dòng mẹ lúa lai tốt. Cần tiếp tục lai tạo và đánh giá ở các thế hệ backcross tiếp theo cho đến khi tạo ra được dòng mẹ mới.

496 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khera P, Gangashetti MG, Sing S, Ulaganathan K, Shashidhar HE and Freeman WH. (2009). Identification and genetic mapping of elongated uppermost internode gene with microsatellite markers in rice. Plant Breeding and Crop Science. 1(10): 336-342

2. Gangashetti MG, Jena KK, Shenoy VV, Freeman WH (2004). Inheritance of elongated uppermost internode and identificationof RAPD marker linked to eui gene in rice. Curr Sci 87:469–475

3. Gangashetti MG, Singh Sukhpal, Khera P, Kadirvel P (2006). Development of STS marker linked to elongated uppermost internode (eui-1) gene in rice (Oryza sativa L.). Indian J. Crop Sci., 1 (1-2): 113-116.

4. Rutger JN, Carnahan HL (1981) A fourth genetic element to facilitate hybrid cereal production. A recessive tall in rice. Crop Sci 21:373–376

5. Wu YL, He ZH, Dong JX, Li DB, Lin HX, Zhuang JY, Lu J, Zheng KL (1998). The RFLP tagging of eui gene in rice. Chin J Rice Sci 12:119–120

6. Xu, Y., Zhu, Y., Zhou, H., Li, Q., Sun, Z., Liu, Y., Lin, H., and He, Z. (2004). Identification of a 98-kb DNA segment containing the rice Eui gene controlling uppermost internode elongation, and construction of a TAC transgene sublibrary. Mol. Genet. Genomics 272, 149–155.

7. Zhu Y, Nomura T, Xu Y, Zhang Y, Peng Y, Mao B, Hanada A, Zhou H, Wang R, Li P, Zhu X, Mander LN, Kamiya Y, Yamaguchi S, He Z (2006) ELONGATED UPPERMOST INTERNODE encodes a cytochrome P450 monooxygenase that epoxidizes gibberellins in a novel deactivation reaction in rice. Plant Cell 18:442–456

497

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH CÓ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM, PHÂN GIẢI LÂN, TỔNG HỢP IAA TỪ CÂY LÚA CỐ ĐỊNH ĐẠM, PHÂN GIẢI LÂN, TỔNG HỢP IAA TỪ CÂY LÚA

Phạm Thị Hải1, Nguyễn Thị Sơn1, Nguyễn Quang Thạch1 ABSTRACT

Currently, application of endophytic bacteria which has capable of nitrogen fixing, phosphate solubilizing, IAA synthesizing is one of effective solutions in agricultural production. Using this method, chemical fertilizers are reduced; the environment is fresh and production cost is saved. Besides, the yield and quality of crops are also increased. In this research, 30 endophytic bacterial strains were isolated on RMR medium from stems, leaves and roots of rice in Gialam, Hanoi. The results indicated that three endophytic bacteria strains N6, N15, N26 with the best ability of nitrogen fixing, phosphate solubilizing and IAA synthesizing were selected. All three strains showed the highest activity at pH=7 after 4 days inoculation. At both 32oC and 37oC, the ability of nitrogen fixing is the best, while the optimum temperature for phosphate solubilizing is at 32oC and IAA synthesizing is at 37oC.

Keyword: nitrogen fixing, phosphate solubilizing, IAA synthesizing, rice endophytic bacteria

TÓM TẮT

Sử dụng các chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm, phân giải lân và tổng hợp indole-3-acetic acid (IAA) là một trong những biện pháp có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Biện pháp này giảm tải việc sử dụng quá nhiều phân hóa học, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đồng thời vẫn tăng năng suất cây trồng. Trong nghiên cứu này, 30 chủng vi khuẩn đã được phân lập trên môi trường RMR (Rennie medium supplemented with rice extract and malate) từ thân, lá, rễ của các giống lúa trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. Kết quả cho thấy, ba chủng N6, N15, N26 có các khả năng cố định đạm, phân giải lân và tổng hợp IAA tốt nhất. Cả 3 chủng này đều thể hiện các hoạt tính nói trên cao nhất sau 4 ngày nuôi cấy và tại pH =7. Ở nhiệt độ 32oC và 37oC, các chủng này đều có khả năng cố định đạm mạnh nhất. Tuy nhiên, sự phân giải lân mạnh nhất diễn ra ở 32oC và tổng hợp IAA mạnh nhất ở 37oC.

Từ khóa: vi khuẩn nội sinh lúa, cố định đạm, phân giải lân, tổng hợp IAA

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để giảm tải việc sử dụng quá nhiều phân hóa học trong sản xuất lúa, việc sử dụng các chủng vi khuẩn nội sinh có các khả năng cố định đạm, phân giải lân và tổng hợp IAA là một trong những biện pháp có hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đồng thời vẫn tăng năng suất cây trồng. Vi khuẩn nội sinh là vi khuẩn trải qua phần lớn vòng đời trong cây trồng (Quispel, 1992). Vi khuẩn nội sinh có thể được xem như là vi khuẩn tập trung trong mô thực vật mà không có những dấu hiệu nhiễm bệnh hay hậu quả tiêu cực đối với cây chủ (Schuluz và Boyle, 2005). Trên thế giới, nhiều vi khuẩn nội sinh được tìm thấy ở rễ, vùng rễ và thân cây lúa như Azospirillum sp.,

Burkholderia sp., Enterobacter sp., Herbaspirillium sp., Klebsiella sp…(Koomnok et al., 2007; Mano và Morisaki, 2008). Ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn nội sinh ở cây lúa như phân lập được Burkholderia vietnamiensi, Azospirillum lipoferum từ cây lúa trồng ở miền Nam Việt Nam (Van et al.,

1

498

1994; Cao Ngọc Điệp et al., 2007). Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các loài vi khuẩn nội sinh hữu ích trên cây lúa trồng ở đồng bằng sông Hồng chưa được tập trung nghiên cứu.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ GIỐNG CÂY TRỒNG (Trang 166 -169 )

×