, Trần Thị Hiền1 Nguyễn Thị Thu Phương 1 Nguyễn Thị Xuyến
2.2. Vật liệu, Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu: các dòng cẩm chướng gấm đã qua xử lý colchicine in vitro đã
được tạo cây hoàn chỉnh
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và sự biến dị của các dòng cẩm chướng sau xử lý colchicine in vitro trong điều kiện vườn trồng
Nội dung 2: Đánh giá sự thay đổi độ bội thể của một số dạng biến dị của các dòng cầm chướng sau xử lý đột biến colchicine in vitro bằng phương pháp soi tế bào khí khổng
Nội dung 3: Tạo dòng cẩm chướng gấm đa bội
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nuôi cấy mô, tế bào thực vật: Điều kiện nuôi cấy: Ánh sáng: 2000 –
2500 lux, nhiệt độ: 24 ± 20C, thời gian chiếu sáng: 16h sáng - 8h tối. Môi trường nuôi cấy: MS + 30g/l đường saccarose + 6g/l agar + 100mg/l innositol + 1ml/l kinetin.
Phương pháp soi khí khổng xác định sự thay đổi độ bội thể: Lấy lá của các dạng biến
dị thu được, sau đó tách lấy 1 lớp biểu bì mặt sau của lá. Quan sát và chụp ảnh khí khổng ở vật kính có độ phóng đại X40 (40 lần), thị kính có độ phóng đại 15 lần có gắn trắc vi thị kính; xác định sự sai khác mật độ và kích thước khí khổng. (Hà Thị Thúy, 2005).
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các công thức thí nghiệm trong phòng nuôi cấy mô được bố trí ngẫu nhiên, mỗi công thức thí nghiệm tiến hành 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 45 mẫu.
Các công thức thí nghiệm ngoài vườn trồng được bố trí tuần tự, mỗi công thức thí nghiệm tiến hành 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 45 mẫu.
Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft