3823.3 Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 53 - 56)

, Nguyễn Khánh Huyền1 ABSTRACT

3823.3 Phân tích kết quả

3.3. Phân tích kết quả

Kết quả xác định trình tự nucleotide cho thấy, đoạn gen matK được nhân bản có kích thước 768bp, trong đó không có sự sai khác nào giữa 3 mẫu nghiên cứu, kết quả tương đồng

100%. Bảng 01. Trình tự nucleotide của đoạn gen matK, gồm 768 nucleotide (Chiều Barcode ID: MMC0001)

TTCCATGGCCTTCTTTGCATTTGTTGCGATTCTTTCTCCACGAGTATCGTAATTCGAA TAGTCTCATTACTCCAAAGAAATCCATTTCTCTTTTTTCAAAAGAGAATCAAAGATT CTTCTTGTTACTATATAATTCTCATGTATATGAATGTGAATCCGTATTAGTGTTTCTCC GTAAACAATCTTCTCATTTACGATCAACATCCTCTGGAACTTTTCTTGAGCGAACAC ATTTCTATGGAAAAATAGAACATCTTGTAGTAGTGCTTCGTAATGATTTTCAGAAGA CCCTATGGTTGTTCAAGGACCCTTTCATGCATTATGTCAGATATCAAGGAAAATCCA TTCTGGCTTCAAAGGGGACTCATCTTCTGATGAAGAAATGGAAATCTCACCTTGTC CATTTTTGGCAATGTCATTTTTACTTGTGGTCTCTACCGGACAGGATCCATATAAAC CAATTATACAATCATTCCTTATATTTTCTGGGCTATCTTTCAAGTGTACGACTAAACA CTTCGGTGGTAAGGATTCAAATGCTAGAGAATTCATTTCTAATAGATACTTCTATTAA TAAATTCGAGACCCTAGTCCCAATTATTCCTCTGATTGGATCAGTGGCTAAAGCGAA ATTTTGTAACGTATCAGGGCATCCCATTAGTAAGTCGGTCCGGGCCGATTCGTCAGA TTCTGATATTATCAATCGATTTGGGCGGATATACAGAAATCTTTCTCATTATCACAGC GGATCCTCAAAAAACCATGGAA

So sánh sự khác biệt ở cấp độ loài theo đoạn gen matK của loài Mỡ Phú Thọ Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar, công bố trên ngân hàng gen DNABank.vn với mã số MMC0001với trình tự với trình tự gen của loài Mỡ (Manglietia conifera), công bố trên ngân hàng gen quốc tế NCBI với mã số AB055541, tỷ lệ tương đồng là 99,73%, trong đó có 2 điểm sai khác: thay thế A bằng G ở vị trí 23 và thay thế T bằng C ở vị trí 746.Điều này có nghĩa là chỉ thị này giúp phân biệt được loài Mỡ Phú Thọ với một số loài khác, do đó đoạn matK có thể được sử dụng làm mã vạch cho loài Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar.

4. KẾT LUẬN

Từ mẫu lá loài Mỡ Phú Thọ Magnolia Chevalieri (Dandy) V.S.Kumar đã tiến hành tách chiết được ADN tổng số từ đó nhân bản thành công đoạn gen matKbằng kỹ thuật PCR. Kết quả phân tích trình tự cho thấy độ dài đoạn matK là 768bp.Trình tự nucleotide đoạn gen matK đã được đăng ký trên ngân hàng dữ liệu ADN Việt Nam với mã số (Barcode ID) MMC0001. Kết quả so sánh trình tự đoạn gen matK đã nhân bản thành công với đoạn mã vạch tương ứng trên ngân hàng gen quốc tế NCBI cho thấy đoạn matK tương đồng 99,73%. Điều này cho thấy gen matK có khả năng phân biệt tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvarez I.W.J.F. (2003), Ribosomal ITS sequences and plant phylogentic inference, Molecµlar Phylogentics ang Evolution.

2. Bailey C.D.C.T.G. Harris S.A. Hughes C.E. (2003), Characterization of angiosperm nrDNA polymorphism, paralogy, and pseudogens, Molecµlar Phylogentics and Evolution.

383

3. CBOL Plant Working Group (2009), A DNA barcode for land plants.

4. Chen S.Y.H. Han J. Liu C. Song J. Et Al. (2010), Validation of the ITS2 region as a novel DNA barcodes for identyfying medicinal plant species, PloS ONE.

5. Gonzalez M.A.B.C. Engel J. Mori S.A. Pe Tronelli P. Et Al. (2009), Identification of Amazonian trees with DNA barcodes, PloS ONE.

6. Hebert P.D.N., C.A. Ball S.L., De Waard J.R. (2003), Biological indentification through DNA barcodes, Proc R Soc Land B Biol Sci.

7. Kress, J.W., K.J., Zimmer, E.A., Weigt, L.A. & Janzen, D.H. (2005), Use of DNA barcodes to identify flowering plants, Proc Natl Acad Sci USA.

8. Mark Y.S.H.P.D.N. (2008), Barcode of Life, Scientific American.

9. Nguyễn Đức Lượng (2002), Công nghệ gen, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

10. Ratnasingham S.H.P.D.N. (2007), BOLD: the barcode of life data system, Mol Ecol Notes.

384

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG LOÀI ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica

acutiloba Kitagawa) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ - TẾ BÀO THỰC VẬT

Nguyễn Thị Anh1, Lê Thị Phượng1, Phan Đức Nhật Ý1 ABSTRACT

Angelica acutiloba Kitagawa plays a crucial role in traditional medicine with major pharmaceutical value from roots. In this study, germination, multiple shoot induction and rooting were performed in condition with temperature (24± 2oC), humidity (65±5%). The results showed that Javen 5% for 15 minutes was the best for sterilizing seeds, the rate of clean seeds was 91.33% and all of them germinated. The optimum medium for shoot multiplication was MS supplemented with 0.3mg/l BAP + 0.2 mg/l kinetine + 0.1 mg/l NAA + 30g/l sucrose and 7g/l agar with 3.47 shoots per explant. The highest percentage of rooting (100%) and 11 root each shoot were recorded in the MS media supplemented with 0.1mg/l NAA + 30g/l sucrose and 7g/l agar. These results have shown that the tissue culture method could successfully be applied for mass propagation of Angelica acutiloba Kitagawa.

Key words: Angelica acutiloba, shoot multiplication, tissue culture.

TÓM TẮT

Cây Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kitagawa) là cây thuốc quý, đầu vị trong nhiều bài thuốc cổ truyền, với dược tính chủ yếu đến từ bộ rễ. Trong nghiên cứu này, sự nảy mầm của hạt, nhân nhanh chồi và ra rễ tạo cây hoàn chỉnh của cây Đương quy Nhật Bản in vitro đã được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ phòng nuôi 24± 2oC, độ ẩm tương đối 65±5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt được khử trùng tốt nhất bằng Javen 5% với thời gian khử trùng là 15 phút cho tỷ lệ hạt sạch là 91,33% và tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 91,33%. Khả năng nhân nhanh chồi Đương quy Nhật Bản tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 0,3mg/l BAP + 0,2 mg/l kinentin + 0,1 mg/l NAA + 30g/l sucrose và 7g/l agar với trung bình 3,47 chồi/mẫu, chồi xanh đậm, mập và đồng đều. Tỷ lệ ra rễ của chồi in vitro cao (100%), trung bình 11 rễ/chồi là kết quả tốt nhất khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,1mg/l NAA, + 30g/l sucrose và 7g/l agar. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng phương pháp nuôi cây mô vào nhân giống cây Đương quy Nhật Bản tạo ra lượng cây giống lớn, chất lượng cao cung ứng cho nhu cầu trồng cây dược liệu này.

Từ khóa: Angelica acutiloba, Đương quy Nhật Bản, nuôi cấy mô tế bào.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Đương quy Nhật Bản (A. acutiloba Kitagawa) thuộc họ Hoa tán Apiaceae, là cây thuốc quý, đầu vị và không thể thiếu trong y học cổ truyền đối với việc điều trị bệnh phụ nữ và bồi bổ khí huyết, chữa thiếu máu, đau đầu, kháng viêm, tăng cường miễn dịch,...Ở Việt Nam, Đương quy được di nhập từ Triều Tiên, Nhật Bản và được trồng ở SaPa, Thanh Trì và Mỹ Văn. Trong số các loại Đương quy, cây Đương quy Nhật Bản có vị trí quan trọng nhất về mặt thương mại do mùi vị và giá trị dược lý của chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam rễ Đương quy được sử dụng có tới 80% được nhập từ Trung Quốc [2]. Trong Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ Việt Nam, Đương quy được quy hoạch trồng 900 ha. Vì vậy, nhu cầu cây giống Đương quy là rất lớn. Hiện nay, Đương quy Nhật Bản chủ yếu được nhân giống bằng hạt hoặc bằng củ. Song hạt giống Đương quy chỉ được sản xuất ở những vùng có khí hậu lạnh như Sapa hoặc những vùng có khí hậu tương tự. Dovậy, việc cung ứng hạt giống Đương quy cho

1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

385

thị trường gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sức nảy mầm của hạt giống Đương quy bị suy giảm mạnh trong quá trình bảo quản. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành chuyên đề:

“Nghiên cứu nhân giống loài Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kitagawa) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô - tế bào thực vật”

2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 53 - 56)