Sự hình thành chồi trên môi trường Knudso nC bổ sung BA và IBA

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 91 - 95)

, Trần Thị Hiền1 Nguyễn Thị Thu Phương 1 Nguyễn Thị Xuyến

3.2.Sự hình thành chồi trên môi trường Knudso nC bổ sung BA và IBA

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.Sự hình thành chồi trên môi trường Knudso nC bổ sung BA và IBA

Kết quả được ghi nhận sau 8 tuần nuôi cấy cho thấy môi trường Knudson C có bổ sung 2 mg/l BA và 0,5 mg/l IBA đạt hiệu quả tạo chồi tốt nhất ở cả hai giống Dendrobium Caesar White và Dendrobium Uraiwan.

Bảng 2. Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng tạo chồi lan

Dendrobium Caesar White

Môi trường BA (mg/l) IBA (mg/l) Chiều cao chồi (cm)

KC 0 0 0d KC 1,0 0,5 1,81b 0,19 KC 1,5 0,5 2,82a 0,24 KC 2,0 0,5 3,25a 0,39 KC 2,5 0,5 0,94c 0,07 CV (%) 12,70

Các giá trị trung bình trong cùng một cột có các ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về thống kê (p < 0,01)

Tuy nhiên, khi ở nồng độ này, giống Dendrobium Caesar White chỉ có sự khác biệt về chiều cao chồi còn giống Dendrobium Uraiwan có sự khác biệt về số lượng chồi hình thành

421

và chiều cao của chồi. Cụ thể, kết quả bảng 2 và hình 1 cho thấy giống Dendrobium Caesar White chỉ tạo một chồi ở các nghiệm thức, nhưng về chiều cao và hình thái chồi lại có sự khác biệt. Chiều cao chồi và độ mở của lá có xu hướng tăng theo nồng độ BA trong môi trường nuôi cấy do chất điều hòa sinh trưởng BA thuộc nhóm chất cytokinin thúc đẩy sự phát triển trong sinh trưởng lá (Trần Văn Minh, 1997). Thế nhưng ở nồng độ cao trong môi trường nhân chồi BA làm giảm sự tăng trưởng, giảm chiều dài chồi hay là cả hai (Dương Tấn Nhựt, 2010). Ở nồng độ 1 mg/l BA chồi có chiều cao trung bình 1,81 cm, lá tương đối ngắn và bẹ lá áp sát vào thân. Khi tăng nồng độ BA từ 2,0 lên 2,5 mg/l thì chiều cao chồi giảm, thân nhỏ ở dưới, phình to ở trên, lá phát triển to và dài hơn rất nhiều so với thân chồi, chiều cao chồi chỉ đạt 0,94 cm.

Bảng 3. Sự hình thành chồi lan Dendrobium Uraiwan trong môi trường có bổ sung BA và IBA sau 8 tuần nuôi cấy

Nghiệm thức Môi trường BA (mg/l) IBA (mg/l) Số chồi TB (Chồi) Chiều cao TB chồi (cm) C1.2 KC 0 0 1,0c 1,08c 0,09 C2.2 KC 1,0 0,5 1,0c 2,43b 0,11 C3.2 KC 1,5 0,5 1,0c 3,31a 0,06 C4.2 KC 2,0 0,5 1,56b 0,1 2,39b 0,18 C5.2 KC 2,5 0,5 2,61a 0,26 0,55d 0,04 CV (%) 8,54 5,44

Các giá trị trung bình trong cùng một cột có các ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về thống kê (p < 0,01).

Dựa vào bảng 3 và hình 2 cho thấy giống Dendrobium Uraiwan có sự khác biệt về cả số chồi hình thành và chiều cao chồi ở các nghiệm thức. Chồi vẫn hình thành trên môi trường không có chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ BA và IBA ở ngưỡng 2,5 mg/l và 0,5 mg/l cho kết quả nhân chồi tốt (2,61 chồi/mẫu). Chiều cao chồi cũng có sự khác biệt rõ rệt, ở nồng độ 1,5 mg/l BA + 0,5 mg/l IBA chồi có chiều cao trung bình cao nhất 3,31 cm. Khi nồng độ BA tăng lên từ 2,0 và 2,5 mg/l thì chiều cao chồi giảm và đạt thấp nhất 0,55 cm ở nồng độ 2,5 mg/l BA. Sự tương quan giữa số chồi và chiều cao chồi và hình thái chồi rất quan trọng cho thí nghiệm tạo phôi, ở nồng độ 2,5 mg/l BA mặc dù có số lượng chồi cao nhất nhưng thân chồi nhỏ, thấp và lá mỏng. Ngược lại, ở nồng độ 2 mg/l BA tuy có số chồi ít hơn nhưng chồi to, khỏe, lá dày, chất lượng tốt rất phù hợp làm vật liệu cho thí nghiệm tạo phôi soma trực tiếp.

422

Hình 2 Sự hình thành chồi của giống Dendrobium Uraiwan trên môi trường bổ sung BA

và IBA sau 8 tuần nuôi cấy invitro

Công nghệ tạo phôi soma là một công nghệ tiên tiến do phôi soma là nguồn vật liệu quan trọng cho tạo và nhân giống với số lượng rất lớn. Ngoài ra, phôi soma còn được ứng dụng sản xuất cây sạch bệnh, tạo hạt nhân tạo, chuyển gen, sản xuất hợp chất góp phần bảo quản các nguồn gen quý hiếm (Dương Tấn Nhựt, 2011). Do đó, việc ứng dụng tạo phôi soma cho hai giống lan Dendrobium Caesar White và Dendrobium Uraiwan là thật sự cần thiết. Kết quả tạo phôi soma ở giống Dendrobium Caesar White được thể hiện ở bảng 3 và hình 3.

Nhu cầu auxin hoặc các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác cho việc khởi động sự phát sinh phôi để cảm ứng hai cơ chế quan trọng trong phát sinh các tế bào phôi in vitro là sự phân chia tế bào bất đối xứng và sự kéo dài tế bào (Dương Tấn Nhựt, 2008). Chính vì vậy, ở nghiệm thức đối chứng không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho kết quả hoàn toàn không có mẫu cảm ứng tạo phôi.

Bảng 3 Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo phôi trực tiếp lan

Dendrobium Caesar White

Môi trường BA (mg/l) NAA (mg/l) Tỉ lệ tạo phôi ( )

KC 0 0 0d KC 0,5 0,3 22,22cd KC 1,0 0,3 44,44bc KC 1,5 0,3 77,78a KC 2,0 0,3 61,11ab CV (%) 17,82

423

Các giá trị trung bình trong cùng một cột có các ký tự khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về

thống kê p < 0,01. Số liệu chuyển đổi theo đổi theo công thức y=arcsin với x là số

phần trăm mẫu tạo phôi của một nghiệm thức trong một lần lặp lại.

Hình 3. Phôi soma trực tiếp tạo từ chồi lan Dendrobium Caesar White trên môi trường có bổ sung BA và NAA

Kết quả nghiên cứu của Chung và cs (2005) về việc tạo phôi soma trực tiếp từ lá trên giống lan Dendrobium Chiengmai Pink cũng đưa ra kết quả tương tự. Ở các nghiệm thức tiếp theo, BA được bổ sung vào môi trường Knudson C có 20% nước dừa với nồng độ thay đổi từ 0,5 - 2 mg/l kết hợp với 0,3 mg/l NAA cho kết quả khả quan về sự cảm ứng tạo phôi soma trực tiếp, tỉ lệ mẫu cảm ứng lần lượt là 22,22 %, 44,44% và cao nhất là 77,78% ở các nghiệm thức 0,5 mg/l BA; 1 mg/l BA và 1,5 mg/l. Kết quả này được giải thích do khi bổ sung BA vào môi trường, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng tế bào cùng với điều kiện có mặt auxin trong môi trường, nó có tác động lên cả hai bước của sự phân chia tế bào: phân nhân và phân bào. Tuy nhiên, khi nồng độ BA tăng lên 2 mg/l thì tỉ lệ tạo phôi đã giảm chỉ còn 61,11% mẫu cảm ứng tạo phôi. Mặc dù không có sự khác biệt ý nghĩa về mặc thống kê nhưng có thể thấy nồng độ BA 2 mg/l + 0,3 mg/l NAA + 20% nước dừa có dấu hiệu ức chế sự hình thành phôi.

Sự phát sinh phôi chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền như những tính trạng khác nhau của các kiểu gen hay giống. Nên chọn mẫu nuôi cấy có ảnh hưởng quan trọng đến các dòng tế bào có khả năng phát sinh phôi (Lo Sciavo, 1995). Ở các loài thực vật khác nhau có tiềm năng phát sinh phôi khác nhau, nên mẫu nuôi cấy chịu ảnh hưởng của kiểu di truyền, giai đoạn phát triển của cây mẹ, sinh lý cây mẹ lấy mẫu và trạng thái mẫu nuôi cấy (Litz và Gray, 1995). Do vậy, khi khảo sát trên cùng một kiểu bố trí thí nghiệm, với giống Dendrobium Caesar White ta

424

thu nhận được kết quả khả quan ở trên, còn với giống Dendrobium Uraiwan, không nhận thấy dấu hiệu phát sinh phôi soma trực tiếp mà chỉ quan sát được sự tạo chồi trên giống lan này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4 Phôi soma lan Dendrobium Caesar White

A. Phôi hình tim; B. Phôi nảy mầm

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 91 - 95)