VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 89 - 90)

, Trần Thị Hiền1 Nguyễn Thị Thu Phương 1 Nguyễn Thị Xuyến

2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu: Hai giống lan Dendrobium Caesar White và Dendrobium Uraiwan được mang từ các vườn lan ở thành phố Hồ Chí Minh về chăm sóc tại Vườn ươm Bộ môn Công nghệ sinh học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu thí nghiệm là các thân giả hành to, khỏe, màu xanh và không bị bệnh.

Nội dung nghiên cứu:

Khảo sát ảnh hưởng của Javel (NaOCl) đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy

Mẫu sau khi cắt từ vườn ươm sẽ được lột bỏ lớp bẹ lá, rửa sạch, ngâm xà phòng, tia dưới vòi nước sạch 10 phút và cho vào bình tam giác đã hấp khử trùng để tiến hành các bước tiếp theo bên trong tủ cấy. Quy trình bên trong được tiến hành như sau: cồn 700

1 phút, javel 30%, HgCl2 2 phút, kháng sinh 20 phút. Trong đó javel 30% được khảo sát với các khoảng thời gian lần lượt là 10, 15, 20, 25 và 30 phút.

Khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng tạo chồi cây lan in vitro

Sau 30 ngày nuôi cấy, các mẫu sạch nấm và khuẩn được chuyển sang môi trường Knudson C bổ sung 0,5 mg/l IBA và BA ở các nồng độ khác nhau: 1 mg/l; 1,5 mg/l; 2 mg/l và 2,5 mg/l.

Khảo sát nồng độ BA và NAA đến sự hình thành phôi soma trực tiếp từ chồi in vitro

Các chồi được tách ra từ đốt thân giả hành chuyển sang môi trường cảm ứng tạo phôi soma trực tiếp là Knudson C có bổ sung 20% nước dừa, 0,3 mg/l NAA kết hợp với BA có dãy nồng độ khác nhau gồm 0,5 mg/l; 1 mg/l; 1,5 mg/l; 2 mg/l nhằm khảo sát nồng độ phù hợp cho việc tạo phôi soma trực tiếp từ chồi in vitro.

Ảnh hưởng của nồng độ BA và IBA đến khả năng tái sinh chồi từ phôi soma

Các phôi soma được tách từ chồi được chuyển sang môi trường tăng sinh Knudson C bổ sung 10% nước dừa, 30 g/l chuối, 30 g/l khoai tây và 1 mg/l BA để tăng sinh phôi. Sau đó mẫu được chuyển sang môi trường Knudson C + 15% nước dừa và 0,5 mg/l than hoạt tính cảm ứng tái sinh chồi có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BA và IBA ở nồng độ thay đổi theo từng nghiệm thức để khảo sát sự tái sinh chồi từ phôi.

Môi trường nuôi cấy được chuẩn pH về mức 5,7 - 5,8 (dùng NaOH và HCl 1N) trước khi đem hấp vô trùng bằng autoclave ở điều kiện 1atm, 1210

419

Điều kiện phòng nuôi cấy là nhiệt độ 25 20

C, thời gian chiếu sáng 16 - 18 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 40 - 45 µmolm-2

s-1. Số liệu được lấy sau 30 ngày và 60 ngày nuôi cấy. Số liệu thu thập được sẽ được xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm MSTATC. Đọc kết quả dựa vào bảng ANOVA, bảng trung bình và bảng so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức (bằng phương pháp LSD).

Một phần của tài liệu công nghệ sinh học và giống cây trồng (Trang 89 - 90)