, Hồ Thị Thủy1 Nguyễn Thị Nhân1 Hà Thị Thu Hương1 ABSTRACT
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Nhân nhanh chồi và kích thích tăng trưởng chồ
Thể chồi khi mới cấy chuyển là các hạt có dạng hình cầu, đường kính nhỏ, màu xanh nhạt. Sau 4 tuần nuôi cấy dưới điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp chúng dần phát triển, từ các hạt dạng hình cầu bắt đầu xuất hiện các chồi non với 1-2 lá nhỏ. Các cụm chồi này được tách ra và cấy và các bình môi trường nhân chồi khác nhau.
Kết quả thí nghiệm được tiến hành với 06 công thức về ảnh hưởng của BAP (0,3 ÷ 0,5 mg/l) phối hợp với Kinetin (0,3 ÷ 0,5 mg/l) và NAA (0,1 ÷ 0,3 mg/l) cho thấy: ở hầu hết các môi trường đều có hệ số nhân chồi khá cao (1,8 ÷ 3,76 lần/4 tuần). Tuy nhiên, hiệu quả nhân nhanh chồi ở các môi trường khác nhau là không như nhau: sử dụng tổ hợp 0,5 mg/l BAP
365
phối hợp với 0,3 mg/l Kinetin và 0,3 mg/l NAA cho hệ số nhân nhanh cao nhất (3,76 lần/4 tuần); chất lượng chồi tốt (Chồi mập, màu xanh đậm, đồng đều) (Bảng 3).
Bảng 3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi lan Hoàng thảo Kiều tím
CTTN Chất điều hòa sinh trưởng (mg/l)
Hệ số nhân chồi (lần)
Đặc điểm chồi nhân
BAP Kinetin NAA
ĐC 0 0 0 1,00 Chồi nhỏ, màu xanh nhạt, ngắn
ĐG1 0,3 0,3 0,1 1,80 Chồi nhỏ, màu xanh nhạt, ngắn
ĐG2 0,3 0,3 0,3 2,07 Chồi nhỏ, màu xanh nhạt
ĐG3 0,5 0,3 0,1 3,33 Chồi mập, màu xanh đậm, đồng đều
ĐG4 0,5 0,3 0,3 3,67 Chồi mập, màu xanh đậm, đồng đều
ĐG5 0,3 0,5 0,1 3,00 Chồi mập, tương đối đồng đều
ĐG6 0,3 0,5 0,3 3,13 Chồi mập, mầu xanh đậm, tương
đối đồng đều
ĐG7 0,5 0,5 0,1 2,80 Chồi nhỏ, màu xanh nhạt
ĐG8 0,5 0,5 0,3 2,60 Chồi nhỏ, màu xanh nhạt, ngắn