Phương pháp
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Cờ vua
1.5.4.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra là theo dõi, sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Có 3 chức năng bộ phận trong kiểm tra đánh giá liên kết, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau đó là: đánh giá, phát hiện sai lệch và điều chỉnh. Theo lý luận dạy học “kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy học”[40]. Quá trình kiểm tra sẽ biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình học của học trò, từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy lẫn trò. Nếu thường xuyên được kiểm tra và được đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng với kỹ thuật cao và kết quả kiểm tra đúng thì người học sẽ tốt hơn[40],[65].
Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của SV về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học. Mô tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của người học…và cả thái độ của người học trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học.
Đánh giá kết quả học tập của người học là một quá trình phức tạp và công phu. Vì vậy để việc đánh giá kết quả học tập đạt kết quả tốt thì quy trình đánh giá gồm các công đoạn sau:
Phân tích mục tiêu học tập thành các kiến thức, kỹ năng và khả năng ứng dụng thực tiễn.
Yêu cầu về mức độ đạt được các kiến thức, kỹ năng dựa trên những dấu hiệu có thể đo lường quan sát được.
Biểu thị bằng điểm số các dấu hiệu đó để đánh giá được về các yêu cầu đặt ra.
So sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đề ra rồi đánh giá, xem xét kết quả học tập của người học, mức độ thành công của phương pháp giảng dạy của giảng viên…để từ đó có thể cải tiến, khắc phục nhược điểm.
Trong đánh giá phải bám sát yêu cầu của chương trình và tuân thủ nguyên tắc vừa sức.
1.5.4.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Hầu hết các môn thực hành hiện nay đều tiến hành kiểm tra 2 nội dung chính ở mỗi học phần bao gồm kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành. Những nội dung lý thuyết trang bị cho SV được tiến hành kiểm tra sau mỗi học phần lý thuyết với phương pháp kiểm tra được tiến hành là viết hoặc vấn đáp. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm cũng đã và đang được áp dụng ở một số môn trong nhà trường.
Căn cứ vào kết quả thành tích học sinh đạt được qua kiểm tra so với tiêu chuẩn trong từng nội dung ở mỗi học phần mà đánh giá theo thang điểm 10. Các phương pháp được sử dụng trong kiểm tra - đánh giá là:
Thứ nhất: Phương pháp đánh giá bằng nhận xét chủ quan của giảng viên (các yếu tố định tính): Giảng viên quan sát việc thực hiện động tác của SV, từ đó đánh giá về độ chính xác của các yếu tố kỹ thuật: khả năng phối hợp vận động và những thông số về không gian, thời gian, nhịp điệu động tác mà SV thực hiện kỹ thuật đó. Kết quả đánh giá thường ở 3 mức độ tiêu chuẩn là: Tốt, Trung bình và kém. Phương pháp này thường sử dụng trong việc đánh giá khả năng thể hiện kỹ thuật động tác của SV ở những học phần có nội dung kỹ thuật, nội dung thực hành.
Thứ hai: Phương pháp đánh giá thông qua các số liệu khách quan trong kiểm tra (các yếu tố định lượng): Đó là việc xác định số lần thực hiện được trong khoảng thời gian quy định khi thực hiện, số bài tập cờ giải được trong thời gian nhất định…
Thứ ba: Phương pháp xác định thông qua thứ tự thành tích của các em đạt được trong thi đấu cá nhân và đồng đội ở nội bộ lớp hoặc qua một số giải chuyên sâu, giải truyền thống của nhà trường.
Trong thực tế kiểm tra, các giảng viên bộ môn thường kết hợp giữa phương pháp thứ nhất với phương pháp thứ hai để đánh giá cho điểm kết quả kiểm tra ở đối tượng năm thứ nhất thứ hai chuyên sâu. Đối với SV năm thứ ba và thứ tư do sự ổn định kỹ thuật của các em đã đạt mức tương đối cao nên cách kiểm tra thường được áp dụng bằng phương pháp thứ hai hoặc thứ ba (tùy theo yêu cầu của mỗi học phần, cũng như tùy theo đẳng cấp của SV).
Trong kiểm tra các nội dung về lý thuyết, các giảng viên bộ môn thường tiến hành kiểm tra nhiều kiến thức chuyên môn cơ bản như: Lịch sử phát triển môn Cờ vua và tri thức cơ bản trong Cờ vua, các kiến thức phục vụ cho ván đấu (Khái niệm, đặc tính, các nguyên tắc, phân loại, chiến lược chơi…), lý luận và phương pháp giảng dạy, huấn luyện Cờ vua, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ vua.
Trong kiểm tra các nội dung thực hành, bộ môn cho tiến hành kiểm tra nhiều mặt như: thể lực, kỹ thuật, chiến thuật cũng như năng lực thi đấu của SV tại các giai đoạn học tập khác nhau tổng hợp kết quả kiểm tra được thể hiện bằng trị số điểm với 10 bậc thang. Song trên thực tế, khi đánh giá trực tiếp giảng viên thường chỉ đánh dấu kết quả theo 3 hoặc nhiều nhất là 5 nấc thang đánh giá: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
1.5.4.3. Ưu nhược điểm của các phương pháp kiểm tra, đánh giá
Qua phân tích thực trạng nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên có thể rút ra kết luận sau:
Ưu điểm:
Từ trước tới nay công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập thực hành của SV được các bộ môn trong nhà trường coi trọng. Hoạt động này đã thật sự nằm trong quy trình khép kín trong kế hoạch giảng dạy, huấn luyện đào tạo của các bộ môn chuyên ngành.
Các nội dung kiểm tra đánh giá đã phần nào thể hiện được tính toàn diện của các mặt học tập (kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, thi đấu…).
Nhược điểm:
Thứ nhất: Đó là sự thiếu cân đối về nội dung và yêu cầu kiểm tra.
Thứ hai: Là sự thiếu chặt chẽ trong phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả. Thứ ba: Là trong các nội dung phương pháp kiểm tra thiếu tính khoa học và thực tế.
Thứ tư: Là tốn kém quá nhiều thời gian cho một số nội dung kiểm tra đánh giá.
1.5.4.4. Các phương pháp đánh giá trình độ trong Cờ vua
Các phương pháp đánh giá trình độ về lý thuyết trong Cờ vua.
Cờ vua là môn thực hành, song việc giảng dạy, huấn luyện luôn luôn gắn với lý thuyết. Chính vì vậy, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình đào tạo và gắn với việc đánh giá trình độ thực hành của SV. Thông qua đó giảng viên nắm bắt được xem SV có nắm vững kiến thức lý thuyết từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu của từng SV để có biện pháp khắc phục. Hiện nay các phương pháp đang được sử dụng để đánh giá trình độ về lý thuyết trong môn Cờ vua là:
Đánh giá trình độ hiểu biết về lịch sử phát triển môn Cờ vua. Đánh giá trình độ hiểu biết về tri thức cơ bản trong Cờ vua.
Đánh giá trình độ hiểu biết, nắm vững kiến thức phục vụ cho ván đấu Cờ vua. Đánh giá trình độ về lý luận và phương pháp giảng dạy, huấn luyện Cờ vua. Đánh giá trình độ về phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ vua. Các phương pháp đánh giá trình độ thực hành trong Cờ vua.
Việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình đào tạo, bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập của SV thì mục đích xác định những điểm mạnh, điểm yếu của từng SV để có biện pháp khắc phục cũng là điều hết sức cần thiết. Hiện nay các phương pháp đang được sử dụng để đánh giá kỹ năng thực hành trong môn Cờ vua là:
Đánh giá trình độ thực hành qua thành tích thi đấu. Đánh giá trình độ thực hành bằng chỉ số Reiting.
Đánh giá trình độ thực hành bằng các test tâm - sinh lý.
Đánh giá trình độ thực hành thông qua các test sư phạm (chuyên môn). Đối với môn chuyên ngành Cờ vua do đặc điểm của chương trình đào tạo cho SV chuyên ngành, nên trong quá trình giảng dạy, các giảng viên chỉ thực hiện việc đánh giá trình độ thực hành của SV chuyên ngành thông qua các test chuyên môn Cờ vua, cụ thể là các test sau:
Cờ thế chiếu hết 2 nước (điểm)
Đòn phối hợp chiếu hết trong 3 nước đi (điểm) Đòn phối hợp chiếu hết trong 4 nước đi (điểm) Thu hút (điểm)
Đánh lạc hướng (điểm) Phong toả (điểm) Giải phúng ô (điểm) Giải phóng đường (điểm)
Tiêu diệt lực lượng bảo vệ (điểm) Tàn cuộc Tốt (điểm)
Tàn cuộc Tượng chống Tốt (điểm) Tàn cuộc Mã chống Tốt (điểm) Trí nhớ khai cuộc (điểm)
Xác định nước đi sai lầm (điểm) Xử lý ưu thế trong khai cuộc (điểm) Lập kế hoạch (điểm)
Cờ thế chiếu hết 3 nước (điểm)
Đòn phối hợp chiếu hết 5 nước (điểm)
Đòn phối hợp chiếu hết trong 6 nước đi (điểm) Tấn công đôi (điểm)
Giằng quân (điểm) Xiên quân (điểm)
Bẫy quân (điểm)
Cột mở - hàng ngang (điểm) Đường chéo (điểm)
Ô yếu (điểm)
Cô lập và che chắn (điểm) Chiếm lĩnh ô xung yếu (điểm) Nước đi trung gian (điểm) Tượng mạnh Tượng yếu (điểm) Tượng mạnh chống Mã yếu (điểm) Mã mạnh chống Tượng yếu (điểm) Tốt yếu (điểm).
Các test trên được sử dụng căn cứ vào nội dung, yêu cầu giảng dạy của từng học kỳ, học phần, ví dụ cùng là test tàn cuộc, song ở học phần 2, chỉ là tàn cuộc Vua chống Vua và Tốt, khá đơn giản song ở học phần 7 là tàn cuộc có nhiều Vua và Tốt, với độ khó và yêu cầu cao hơn [16], [17], [18], [30], [31], [44], [57], [58].