Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá môn học chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 90 - 92)

- Bằng khen Chuẩn mực

3 20 , 26 4, 5 Lý luận và phương pháp

3.1.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá môn học chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao

vua ngành Huấn luyện thể thao

Cơ sở lí luận của việc đánh giá trong quá trình dạy học là vấn đề bắt buộc đối với các cấp học, bậc học, vấn đề này cũng đã có tác giả Lê Đức Phúc [42] quan tâm nghiên cứu. Song mới chỉ dừng lại ở trường phổ thông.

Đối với bộ môn Cờ, công tác kiểm tra, đánh giá môn học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT được bộ môn rất chú trọng. Kết thúc học phần, căn cứ lịch thi, Trung tâm KT & KĐCL và bộ môn tổ chức thi kết thúc học phần và chấm thi. Thi hết môn được tiến hành theo đúng các điều khoản trong chương 3, quy chế số 25/2006/QĐ- BGD&ĐT. Hình thức thi phải đúng theo quy định trong chương trình học phần và được phổ biến công khai cho SV ngay từ buổi đầu lên lớp.

3.1.5.1. Điều kiện chung để sinh viên dự thi hết môn.

Trước mỗi môn thi SV xem danh sách dự thi theo thông báo của Bộ môn, trung tâm KT&KĐCL. Các SV vi phạm một trong những quy định sau đều không được dự thi hết môn và phải nhận điểm 0 ở bài thi kết thúc học phần:

Trước ngày thi không nộp đầy đủ học phí của học kỳ;

Vắng mặt không có lý do chính đáng quá 1/5 số tiết của học phần; Vắng mặt có lý do nhưng quá 1/3 số tiết của học phần;

Vắng mặt dự thi không lý do.

SV có lý do chính đáng (ốm đau phải nằm viện hoặc gia đình có việc đột xuất đã được Khoa cho phép nghỉ, SV đi thi đấu theo quyết định của Nhà trường) không thể dự thi hết môn, phải làm đơn hoãn thi, kèm theo các giấy tờ hợp lệ nộp về Bộ môn trước, trong ngày thi kết thúc học phần. Nếu có đầy đủ giấy tờ, nhà trường chấp nhận kết quả thi lần hai sẽ được công nhận là kết quả thi lần 1.

Kết thúc mỗi học phần giảng viên phải thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong giảng dạy học phần như: cho điểm ý thức học tập, điểm kiểm tra giữa kỳ, hướng dẫn SV hệ thống câu hỏi ôn tập kết thúc môn, tham gia chấm thi kết thúc học phần khi có quyết định điều động của nhà trường.

Giảng viên phụ trách học phần phải chuẩn bị đề thi, tối thiểu 4 - 10 đề thi đối với môn thi viết và 20 - 40 đối với thi vấn đáp. Ðề thi hết môn phải có chữ ký xác nhận của Trưởng bộ môn. Nếu thi vấn đáp, phải có ít nhất hai giảng viên chuyên môn hỏi thi cho mỗi bàn thi. Ðiểm thi vấn đáp được công bố cho SV biết ngay sau khi kết thúc môn thi.

Đối với các môn thi theo hình thức thi viết, nhà trường áp dụng việc rọc phách, chấm thi độc lập; Trung tâm KT&KĐCL phối hợp với bộ môn tổ chức thi và chấm thi các học phần này. Bài thi viết phải được hai giảng viên chuyên môn chấm thi.

Sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy học phần, giảng viên chuẩn bị từ 3 đến 10 đề thi khác nhau có chữ ký niêm phong của Trưởng bộ môn.

Chậm nhất 7 ngày sau khi thi hết môn đối với hệ chính quy và vừa làm vừa học tại Trường, hoặc 10 ngày sau khi nhận được bài thi do Trung tâm KT&KĐCL chuyển đến. Giảng viên phải hoàn thành phiếu báo điểm theo mẫu quy định với chữ ký của hai cán bộ chấm thi và của Trưởng bộ môn.

Công thức tính điểm học phần như sau:

Ðiểm học phần =

(Ðiểm ý thức 10% + Ðiểm kiểm tra giữa kỳ 30% + Ðiểm thi kết thúc môn 60% )

Các điểm thành phần không làm tròn, chỉ có tổng điểm cuối cùng của học phần được làm tròn đến phần nguyên (từ 0,5 điểm trở lên làm tròn = 1; dưới 0,5 điểm làm tròn = 0 điểm). Thang điểm đánh giá kết quả học phần là thang điểm 10.

Bộ môn có trách nhiệm thông báo điểm thi kết thúc học phần cho SV, phiếu báo điểm được làm thành 03 bảng: 01 bản gửi cho phòng Ðào tạo để lưu điểm; 01 bản gửi cho khoa quản lý SV để khoa quản lý điểm và thực hiện các chế độ chính sách cho SV; 01 bản bộ môn lưu tại văn phòng.

3.1.5.2. Công tác kiểm tra, đánh giá của bộ môn.

Việc thi, kiểm tra và đánh giá thì mỗi bộ môn chuyên ngành khác nhau lại có cách đánh giá, thi, kiểm tra khác nhau. Đối với bộ môn Cờ các giảng viên vẫn tính điểm theo công thức 10% điểm chuyên cần, ý thức học tập, 30% điểm kiểm tra trình (kiểm tra giữa kỳ) và 60% điểm thi kết thúc học phần.

Trong đó điểm thi kết thúc học phần chiếm 60% và được tính theo thang điểm 10. Giảng viên và bộ môn sẽ sử dụng một trong ba hình thức thi viết, thi vấn đáp và thi trắc nghiệm. Trong đề thi viết gồm có hai phần là lý thuyết 40% (kiểm tra kiến thức) và thực hành 60% (kiểm tra kỹ năng). Phần thi, kiểm tra lý thuyết thường có 1-2 câu phù hợp với nội dung của học phần đã học, phần thi thực hành kiểm tra kỹ năng của SV như giải bài tập cờ, thế cờ hay tình huống cờ thường gắn với nội dung của học phần và có liên quan tới nội dung thi lý thuyết, nhằm đảm bảo sự liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.

Song mỗi hình thức thi lại có những ưu và nhược điểm của nó. Ưu điểm:

Các nội dung kiểm tra đánh giá đã phần nào thể hiện được tính toàn diện của các mặt học tập (kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, thi đấu…).

Đánh giá được tương đối chính xác trình độ về chuyên môn của SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.

Đảm bảo tính khách quan. Nhược điểm:

Thiếu cân đối về nội dung và yêu cầu kiểm tra.

Thiếu chặt chẽ trong phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả. Tốn quá nhiều thời gian cho một số nội dung kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)