- Bằng khen Chuẩn mực
3 20 , 26 4, 5 Lý luận và phương pháp
3.2.1. Xác định những yêu cầu và điều kiện đảm bảo trong việc lựa chọn phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
3.2.1.1. Yêu cầu chung trong việc lựa chọn phương pháp dạy học Đại học.
Để có thêm độ tin cậy và tính khoa học trong việc lựa chọn nhóm phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành môn Cờ vua cho SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trên cơ sở xác định các căn cứ lựa chọn phương pháp luận án đã tiếp cận lựa chọn các nhóm phương pháp bằng việc xác định các yêu cầu cụ thể.
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, rất nhiều các phương tiện tập luyện, các phần mềm Cờ vua ra đời và được ứng dụng đạt hiệu quả cao. Vì thế, trong quá trình dạy học giảng viên ngoài việc sử dụng thành thạo vi tính và internet là nền tảng, đồng thời nắm vững cấu trúc, quy trình sử dụng các phần mềm trong thực tiễn giảng dạy, huấn luyện và tổ chức thi đấu một giải Cờ vua cần nắm vững hệ thống các phương pháp dạy học là yêu cầu có ý nghĩa quyết định trong quá trình lựa chọn phương pháp giảng bài; vận dụng kết hợp một cách hợp lý các kiểu phương pháp, nhóm phương pháp và các phương pháp cụ thể gắn bó chặt chẽ với nhau. Tùy theo tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ dạy học cụ thể, trình độ của SV, tính chất bài giảng và nguồn tài liệu…giảng viên chọn phương pháp thích hợp.
3.2.1.2. Những yêu cầu về phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
Để có thể lựa chọn được nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT, chúng tôi thấy rằng cần thiết phải thông qua những đặc điểm riêng biệt của môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT. Bởi vì hiệu quả của nhóm phương pháp giảng dạy khi ứng dụng cũng là nhóm phương pháp phù hợp với đặc điểm của môn học chuyên ngành. Quá trình nghiên cứu cho thấy:
Phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cần gắn liền với thực tế của chuyên ngành Cờ vua, thực tiễn các giải đấu, sự phát triển của khoa học công nghệ. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy giảng viên phải cập nhật kịp thời nhằm đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học.
Phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT đòi hỏi người giảng viên phải hướng vào mục tiêu đào tạo của môn học và mục tiêu đào tạo của trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đặc biệt cần chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho SV.
Phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cần phải khai thác và phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập và tư duy sáng tạo của SV. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi giảng viên phải tôn trọng ý kiến của SV, hướng dẫn SV tích cực tham gia hoạt động tự học, tự nghiên cứu, áp dụng các phương pháp phù hợp sao cho kích thích được hứng thú học tập của SV.
Phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT phải tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Đặc điểm này đòi hỏi giảng viên phải chú ý trình bày các quan điểm khác nhau, các cách giải quyết khác nhau về một vấn đề cụ thể nào đó trong thực tế giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.
3.2.1.3. Xác định các yêu cầu sư phạm trong vận dụng các nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Hiện nay giáo dục Đại học ngày càng yêu cầu cao đối với sự cải tiến và hoàn thiện các phương pháp dạy học truyền thống và tìm tòi hoàn chỉnh các phương pháp dạy học mới, song cần phải đảm bảo được các yêu cầu sư phạm nhất định đối với phương pháp dạy học. Theo tác giả Lưu Xuân Mới[42], yêu cầu sư phạm đối với các phương pháp dạy học Đại học bao gồm:
Thứ nhất: Phải đảm bảo tính khoa học.
Thứ hai: Phải đảm bảo tính vừa sức của phương pháp
Thứ ba: Hướng phương pháp dạy học Đại học vào việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học Đại học.
Thứ tư: Hiệu quả của phương pháp dạy học Đại học phải hướng vào việc nắm vững tài liệu học tập và hình thành phương pháp hoạt động trí tuệ của SV.
Xuất phát từ các cơ sở lý luận trên luận án đề xuất 9 yêu cầu sư phạm ứng dụng nhóm phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT. Nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong việc xác định các yêu cầu ứng dụng nhóm phương pháp giảng dạy, luận án tiếp tục tiến hành phỏng vấn 30 người trong đó cụ thể là (có 12 nhà khoa học, 9 giảng viên, 4 huấn luyện viên, 5 cán bộ quản lý về Cờ vua). Kết quả tỷ lệ đối tượng phỏng vấn xác định yêu cầu ứng dụng nhóm phương pháp giảng dạy được thể hiện tại biểu đồ 3.5 và bảng 3.13.
40%
30%13% 13%
17%
Nhà khoa học Giáo viên Huấn luyện viên Cán bộ quản lý về cờ vua
Biểu đồ 3.5. Đối tượng phỏng vấn xác định yêu cầu ứng dụng nhóm phương pháp giảng dạy
Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn xác định các yêu cầu sư phạm trong vận dụng các nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện
thể thao cho SV trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh (n=30) Kết quả phỏng vấn TT Các yêu cầu khi vận dụng nhóm
phương pháp Đồng ý (%) Phân vân (%) Không đồng ý (%) 1 Đảm bảo tính khoa học 93,33 6,67 0
2 Phù hợp với nguyên tắc dạy học 96,66 3,34
3 Đảm bảo tính khả thi 100,00 0 0
4 Phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 100,00 0 0 5 Phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường
và bộ môn 90 10 0
6 Phù hợp với đặc điểm và năng lực tiếp thu của SV 100,00 0 0
7 Đảm bảo hiệu suất học tập cao 100,00 0 0
8 Đảm bảo tính tiếp cận hiện đại 93,33 6,67 0 9 Phù hợp với nhiệm vụ và nội dung dạy học 100,00 0 0
Qua bảng 3.13 cho thấy cả 9 yêu cầu mà Luận án nghiên cứu đề xuất đã được trên 90% số ý kiến chuyên gia đồng ý, nên luận án sử dụng 9 yêu cầu này làm cơ sở cho việc vận dụng các nhóm phương pháp vào giảng dạy cho từng nội dung cụ thể trong quá trình giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3.2.1.4. Các điều kiện đảm bảo trong việc lựa chọn phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
Qua nghiên cứu thực tế về các vấn đề lý luận cho thấy các điều kiện đảm bảo trong việc thực hiện nhóm phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT bao gồm:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước được thể hiện ở các nghị quyết, chỉ thị về việc đổi mới phương pháp giảng dạy Đại học. Các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cuộc hội thảo phương pháp dạy học Đại học nói chung và phương pháp dạy học môn Cờ vua nói riêng [1; 2; 3].
Đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương tiện, phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh để từng bước góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Bộ môn Cờ cũng ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng dạy cho đối tượng phổ tu (không chuyên ngành): Đề tài nghiên cứu năm 2006 và đề tài năm 2012…Đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án khoa học.
Điều kiện về con người, nhất là cán bộ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn Cờ vua có học vị Tiến sĩ những người đã có bề dày kinh nghiệm và bên cạnh còn có các Phó Giáo sư, Tiến sĩ và các giảng viên có trình độ kiện tướng, nhiều năm kinh nghiệm nhiệt tình đó là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành Cờ vua.
Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học các môn trong nhà trường nói chung và môn Cờ vua nói riêng tuy còn chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu dạy học như: phòng học chưa chuyên dụng, các thiết bị, đồ dùng dạy học chưa hiện đại, phòng học chưa có hệ thống máy tính kết nối mạng…Còn về tài liệu giảng dạy môn Cờ vua: Sách giáo trình đã được sửa đổi, bổ xung 2 lần, các giáo trình và các tài liệu tham khảo có tới hàng chục đầu sách bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt. Chính vì vậy việc xác định nhóm phương pháp dạy học mà luận án đã nghiên cứu phân tích là phù hợp.