Thực trạng phương pháp dạy học ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 75 - 84)

- Bằng khen Chuẩn mực

3 20 , 26 4, 5 Lý luận và phương pháp

3.1.3. Thực trạng phương pháp dạy học ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Nhằm thu thập được những thông tin cần thiết về phương pháp giảng dạy môn học ngành Cờ vua ngành HLTT cho luận án, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua phiếu phỏng vấn, tọa đàm với các chuyên gia, giảng viên, giảng viên kiêm dạy tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh và SV đã học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT. Cùng với đó chúng tôi tiến hành song song quan sát giờ lên lớp và đánh giá quá trình tự học, tự nghiên cứu môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT của SV.

Luận án đánh giá thực trạng phương pháp dạy học môn Cờ vua ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh dựa trên hai đối tượng là giảng viên và SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Đối với giảng viên chúng tôi tiến hành xem xét về trách nhiệm trong quá trình lên lớp giảng dạy tiến trình giảng dạy, hồ sơ, giáo án và việc sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức cho SV, ngoài ra còn xem xét thêm về mục tiêu giảng dạy.

Đối với SV chúng tôi tiến hành xem xét ý kiến phản hồi của SV về khâu giảng dạy của giảng viên và thực trạng việc tự học, tự nghiên cứu, các hình thức ngoại khóa, tập thêm của SV.

3.1.3.1. Thực trạng việc giảng dạy của giảng viên.

Một vấn đề quan trọng khi tiến hành xem xét việc giảng dạy của giảng viên đó là quan niệm về mục tiêu, trách nhiệm trong quá trình truyền thụ kiến thức.

Để hiểu rõ vấn đề này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi (n=15) giảng viên trực tiếp giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trường Đại học TDTT Đà Nẵng, trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. Kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: hiện nay trong đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy môn Cờ vua vẫn còn tồn tại quan niệm khác nhau về giảng dạy.

Quan niệm thứ nhất: Giảng dạy là truyền đạt thông tin hoặc tri thức của môn học theo con đường một chiều từ giảng viên tới SV (chiếm tỷ lệ 66,7%). Mục tiêu của giảng dạy là làm cho SV biết được nhiều thông tin (chiếm tỷ lệ 40%) và trách nhiệm của giảng viên là cung cấp thông tin, cung cấp những cái cốt lõi và các ví dụ thích hợp với lý thuyết trang bị (chiếm tỷ lệ 53,3%).

Quan niệm thứ hai: Giảng dạy được xem như là một hoạt động hợp tác của giảng viên và SV (chiếm tỷ lệ 86,7%). Mục tiêu của giảng dạy là làm thay đổi những nhận thức còn sơ khai của SV, người học có ít kinh nghiệm hơn (chiếm tỷ lệ 80%). Mục tiêu của giảng dạy là nhằm cho họ có thể trở thành những người có hiểu biết sâu rộng hơn, thành thạo hơn trong lĩnh vực môn học chuyên ngành của mình. Nên trách nhiệm của giảng viên là làm cho SV tích cực hơn trong việc học của bản thân mình bằng nhiều phương pháp học tập nghiên cứu khác nhau và phương pháp giảng dạy của giảng viên (chiếm tỷ lệ 46,7%).

Quan niệm thứ ba: Giảng dạy là truyền đạt tri thức nhằm chủ yếu phát triển ở SV năng lực tìm hiểu được nội dung chương trình môn học và biết áp dụng các tri thức đã tiếp thu được (chiếm tỷ lệ 40%). Mục tiêu của giảng dạy là làm cho SV hiểu được nhiều hơn và có năng lực vận dụng tri thức tiếp thu được vào thực tiễn (chiếm tỷ lệ 53,3%). Nên trách nhiệm của giảng viên là cung cấp cơ sở về môn học là chính, để SV nắm chắc được môn học đó (chiếm tỷ lệ 6,7%)

Quan niệm thứ tư: Dạy học lấy giảng viên làm trung tâm với yêu cầu chủ yếu là SV phải hiểu thông tin để có thể vận dụng vào những vấn đề mới trong cũng như ngoài môn học (chiếm tỷ lệ 86,7%). Mục tiêu của giảng dạy là làm cho SV biết vận dụng tri thức vào hoàn cảnh mới (chiếm tỷ lệ 66,7%). Nên trách nhiệm của giảng viên là làm cho sự hiểu biết có thể có được nhờ những lời giảng giải thích hợp cho từng đối tượng khác nhau của từng SV (chiếm tỷ lệ 40%).

Quan niệm thứ năm: Dạy học được xem như là sự hỗ trợ cho tự học của SV, lấy SV làm trung tâm, trong đó SV chịu trách nhiệm về việc học (chiếm tỷ lệ 53,3%). Ngoài ra cung cấp những tín hiệu phản hồi về sự học của SV, giúp đỡ họ về mặt nhận thức (chiếm tỷ lệ 40%). Từ kết quả trên cho thấy hiện nay các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn Cờ vua chưa có sự đồng nhất trong quan niệm về mục tiêu và trách nhiệm giảng dạy.

Bảng 3.4. Thực trạng quan niệm về mục tiêu, trách nhiệm trong giảng dạy môn Cờ vua (n=15)

TT Nội dung câu hỏi Đồng

ý % Phân vân (%) % Không đồng ý (%) %

1 Mục tiêu của giảng dạy là giúp SV biết

được nhiều hơn. 6 40 5 33,3 4 26,7

2

Mục tiêu của giảng dạy là giúp SV hiểu được nhiều hơn và có năng lực vận dụng tri thức tiếp thu được

8 53,3 2 13,3 5 33,3

3

Mục tiêu của giảng dạy là giúp SV có khả năng vận dụng tri thức và hiểu biết vào thực tiễn

10 66,7 2 13,3 3 20

4

Mục tiêu của giảng dạy là nhằm thay đổi những nhận thức cờ sơ khai của SV để họ có thể trở thành những người có hiểu biết sâu hơn, thành thạo hơn trong lĩnh vực môn học chuyên ngành được đào tạo.

12 80 3 20 -

5 Mục tiêu của giảng dạy là kích thích và

duy trì hứng thú học tập của SV 5 33,3 5 33,3 5 33,3 6

Trách nhiệm của giảng viên là cung cấp thông tin, cung cấp những điều cơ bản và các ví dụ thích hợp

8 53,3 4 26,7 3 20

7

Trách nhiệm của giảng viên là cung cấp một cơ sở nhận thức về môn học để SV dễ nắm bắt được môn học đó

1 6,7 1 6,7 13 86,7

8

Trách nhiệm của giảng viên là làm cho sự hiểu biết như vậy có thể có được là nhờ những lời giảng giải thích hợp

9 Trách nhiệm của giảng viên là làm cho SV tích cực trong bản thân việc học của mình bằng các biện pháp tích cực, hình thức và phương pháp giảng dạy.

7 46,7 5 33,3 3 20

10

Trách nhiệm của giảng viên là giúp đỡ SV vạch kế hoạch, theo dõi kiểm tra, cung cấp những tín hiệu phản hồi về sự học của SV cũng như giúp họ về mặt nhận thức.

6 40 4 26,7 5 33,3

11

Giảng dạy là một hoạt động nhằm truyền đạt các thông tin hoặc kiến thức của môn học từ giảng viên tới SV

10 66,7 5 33,3 -

12

Giảng dạy nhằm chủ yếu phát triển ở SV năng lực tìm hiểu nội dung môn học và biết áp dụng những tri thức thu nhận được

6 40 2 13,3 7 46,7

13

Giảng dạy được xem như một hoạt động chủ yếu của giảng viên để SV phải hiểu thông tin và có thể vận dụng vào những vấn đề mới trong cũng như ngoài môn chuyên ngành

13 86,7 2 13,3 -

14

Giảng dạy được xem như một hoạt động hợp tác của giảng viên với SV - người học ít có kinh nghiệm hơn

9 60 5 33,3 1 6,7

15

Giảng dạy được xem như là một hoạt động lấy SV làm trung tâm trong đó SV chịu trách nhiệm về việc học tập và về nội dung học

Luận án tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi về thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học môn Cờ vua ngành HLTT. Kết quả phỏng vấn bằng phiếu hỏi được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao (n=15)

TT Các phương pháp dạy học Thường xuyên (%) % Không thường xuyên (%) % Không sử dụng (%) % 1 Phương pháp thuyết trình 15 100 0 0 2 Phương pháp nêu vấn đề 7 46,7 4 26,7 3 20

3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 4 26,7 6 40 5 33,3 4 Phương pháp thực hành đấu tập 12 80 3 20 0

5 Phương pháp trực quan 13 86,7 2 13,3 0

6 Phương pháp sơ đồ 5 33,3 3 20 7 46,7

7 Phương pháp đóng vai 0 0 15 100

8 Phương pháp phiếu bài tập 6 40 7 46,7 2 13,3 9 Phương pháp thực hành giải bài tập 8 53,3 7 46,7 0

10 Phương pháp làm mẫu 6 40 4 26,7 5 33,3

11 Phương pháp Xêmina 10 66,7 3 20 2 13,3

12 Phương pháp dạy theo kiểu qui nạp 3 20 4 26,7 8 53,3 13 Phương pháp dạy theo chương trình

cốt lõi 5 33,3 5 33,3 5 33,3

14 Phương pháp sử dụng mô hình 0 1 6,7 14 93,3

15 Phương pháp trò chơi 5 33,3 4 26,7 6 40

16 Phương pháp phân tích các thế cờ

Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy: 100% giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình (giảng giải, 100% sử dụng phương pháp thuyết trình (giảng diễn), chỉ có rất ít 46,7% số giảng viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề. Đặc biệt trong môn Cờ vua phương pháp trực quan và phương pháp thực hành đấu tập được đa số các giảng viên sử dụng chiếm trên 80%. Ngoài ra còn một số phương pháp dạy học khác cũng được sử dụng nhưng không thường xuyên hoặc ít được quan tâm.

Cùng với việc sử dụng phiếu hỏi luận án còn tiến hành tổ chức quan sát trực tiếp các giờ lên lớp thông qua hình thức dự giờ (tổng số giờ đã dự là 30 tiết). Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.6 cho thấy: Mục tiêu bài giảng, phương pháp trình bày, tổ chức điều khiển giờ học là những tiêu chí mà giảng viên thực hiện trong giờ giảng dạy môn Cờ vua đều đạt tỷ lệ 75%. Còn phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình gần như là duy nhất được sử dụng (chiếm 90%). Phương pháp nêu vấn đề chỉ chiếm tỷ lệ 75%. Đối với môn Cờ vua phương pháp tư duy sơ đồ và phương pháp tập kích não cũng đã được các giảng viên ứng dụng trong giảng dạy song mới chỉ chiếm từ 62 - 65%.

Theo thời lượng và phân phối chương trình môn học Cờ vua ngành HLTT thời gian dành cho thảo luận và bài tập là 43 tiết. Qua phỏng vấn trực tiếp các giảng viên dạy môn Cờ vua ngành HLTT tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho thấy: 100% giảng viên có sử dụng giờ thảo luận cho SV tự ôn tập, tự nghiên cứu, giải bài tập theo yêu cầu hoặc chữa bài tập. Cách tổ chức và phương thức thực hiện như vậy không đảm bảo yêu cầu của tiết thảo luận và chất lượng học tập của SV không cao.

Bảng 3.6. Kết quả quan sát giờ học chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

TT Nội dung quan sát Tỷ lệ %

1 Mục tiêu, mục đích, trọng tâm bài giảng 75,0 2 Kiến thức chính xác, đảm bảo tính hệ thống 65,0

3 Âm lượng 80,0

4 Cách trình bày nội dung bài giảng 73,5

5 Cách tổ chức điều khiển giờ học 88,5

6 Dạy kiến thức song song với dạy người 75,0

7 Dạy kiến thức kết hợp với dạy tự học 50,0

8 Dạy kiến thức kết hợp với thực hành 50,0

9 Các phương pháp dạy học khác 35,0

10 Kiến thức cơ bản 50,0

11 Sử dụng phương pháp phù hợp với nội dung bài giảng 45,0 12 Phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong bài giảng 45,0 13 Xử lý tình huống xảy ra thỏa đáng, hợp lý 55,0

14 SV hứng thú học tập 50,0

15 Thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc dạy học trên lớp và

qui định của nhà trường 62,0

16 SV hiểu bài giảng và vận dụng được kiến thức 50,0 17 Sử dụng đa dạng các phương tiện giảng dạy 55,0 18 Phát huy tính chủ động của giảng viên và tác dụng chủ thể của SV 15,0

19 Phương pháp nêu vấn đề 75,0

20 Phương pháp thuyết trình 90,0

21 Phương pháp tư duy sơ đồ 62,0

22 Phương pháp tập kích não 65,0

3.1.3.2. Thực trạng dạy học môn Cờ vua thông qua phỏng vấn sinh viên.

Để xác định phương pháp dạy học môn Cờ vua luận án đã tiến hành nghiên cứu ý kiến của SV về một số điểm cơ bản như: mục đích, mục tiêu, yêu cầu của môn học, sự mềm dẻo của chương trình, tải trọng của chương trình, quá trình giảng dạy, phương thức kiểm tra đánh giá, thông qua phỏng vấn SV chuyên ngành Cờ vua khóa Đại học 44 ngành HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh đối tượng đã học môn chuyên ngành Cờ vua. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7 Thực trạng ý kiến phản hồi của sinh viên về việc dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao (n = 12)

Tỷ lệ % TT Câu hỏi phỏng vấn Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý %

1 Giảng viên nói rõ, đủ nghe 9 75 2 16,6 1 8,3

2 Nội dung bài giảng giúp bạn hiểu môn học 8 66,7 3 25 1 8,3

3 Bài giảng của giảng viên giúp bạn tìm hiểu, đào sâu suy nghĩ về nội dung môn học 9 75 1 8,3 2 16,6

4 Giảng viên truyền đạt một cách rõ ràng nội dung và các kỹ năng nắm bắt kiến thức 77 58,3 4 33,3 1 8,3

5 Trong quá trình học môn chuyên ngành tôi luôn mong được lên lớp nghe giảng 77 58,3 3 25 2 16,6

6 Tôi đã học được nhiều trong môn chuyên ngành 10 83,3 2 16,6 - -

7 Giảng viên liên tục theo dõi và giúp đỡ trong quá trình tiếp cận kiến thức mới 11 91,7 1 8,3 - -

8 Lý thuyết cơ bản và ví dụ thực hành được giảng viên liên hệ chặt chẽ với nhau 8 66,7 2 16,6 2 16,6

9 Giảng viên luôn để ý tới việc học của sinh viên 9 75 1 8,3 2 16,6

10 Tôi có thể đưa ra các câu hỏi bất cứ khi nào 8 66,7 3 25 1 8,3

11 Giảng viên biết cách động viên sinh viên hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất 6 50 3 25 3 25

12 Thời gian chữa bài tập được giành nhiều 5 41,7 2 16,6 5 41,7

13 Môn chuyên ngành đã phát huy tối đa khả năng học tập của sinh viên 6 50 3 25 2 16,6

14 Tôi luôn có hứng thú học tập khi học môn chuyên ngành 5 41,7 4 33,3 3 25

15 Bạn cảm thấy môn học căng thẳng vì phương pháp giảng dạy của giảng viên 4 33,3 4 33,3 4 33,3

16 Sinh viên luôn có điều kiện được thảo luận về phương pháp giảng dạy môn chuyên ngành 4 33,3 5 41,7 3 25

Từ kết quả tại bảng 3.7 cho thấy: 75% SV cho rằng giảng viên nói rõ, đủ nghe (câu 1), có nhiều SV cho rằng họ học được nhiều từ môn chuyên ngành chiếm (83,3%) (câu 6) và SV có thể đưa ra câu hỏi bất cứ lúc nào chiếm (66,7%) (câu 10). Một số SV (75%) thì cho rằng giảng viên luôn để ý tới việc học của SV (câu 9) và giảng viên biết cách động viên SV hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất (50%) (câu 11). Song một số SV cho rằng thời gian chữa bài tập chưa được giành nhiều chiếm (41,7%) (câu 12). Như vậy về khâu giảng dạy cũng được SV chấp thuận nhưng chưa cao (câu 11, 12, 13, 14). Phương pháp giảng dạy của giảng viên ( câu 15, 16) vẫn còn SV chưa đồng ý.

Từ kết quả phân tích trên chúng tôi rút ra nhận xét sau: SV nhận thức được mục đích, mục tiêu, yêu cầu môn học, SV chấp thuận phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá của bộ môn là phù hợp, điểm thi kết thúc phản ánh chính xác trình độ và năng lực của SV. Song độ mềm dẻo của chương trình còn nhiều SV chưa đồng thuận cao và tải trọng của chương trình còn khá nặng. Về việc giảng dạy của giảng viên cũng được SV chấp nhận nhưng chưa cao (câu 22, 23, 24, 26).

3.1.3.3. Thực trạng tự học môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Luận án đã phỏng vấn SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT về quá trình tự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)