- Bằng khen Chuẩn mực
3 20 , 26 4, 5 Lý luận và phương pháp
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
3.1.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất của bộ môn Cờ trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Gần hai mươi năm xây dựng và trưởng thành Bộ môn Cờ đến nay đã có nhiều thay đổi cả về số lượng giảng viên, SV cũng như trang thiết bị dụng cụ tập luyện. Song dụng cụ tập luyện vẫn còn thô sơ chưa có nhiều đột phá trong các phương tiện giảng dạy cho SV Cờ vua ngành HLTT. Luận án đã tiến hành thống kê số lượng cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện cho công tác giảng dạy môn Cờ vua cho đối tượng SV ngành HLTT trong những năm qua.
Đối với các môn học thực hành tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh thì yếu tố cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị tập luyện... chính là điều kiện cần thiết để tiến hành giờ học Cờ vua. Là công cụ để người giảng viên, HLV giảng dạy và SV tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, qua đó sẽ nâng cao chất lượng của giờ học.
Kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT tại bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học
Thể dục thể thao Bắc Ninh Số lượng TT Phương tiện Từ 1996-2006 Từ 2006 -nay Chất lượng sử dụng Mức độ đáp ứng nhu cầu 1 Phòng học Cờ Vua 01 02 Tốt Đảm bảo 2 Bàn cờ cá nhân 60 100 Tốt Đảm bảo 3 Bàn cờ treo 06 10 Khá Tốt
4 Tài liệu giảng dạy (đầu sách) 40 90 Tốt Tốt 5 Chương trình Cờ Vua trên máy tính 3 6 Tốt Tốt
6 Đồng hồ Cờ 50 70 Khá Khá 7 Máy trình chiếu 01 01 Khá Tốt 8 Máy chiếu (bộ) - 01 Tốt Tốt 9 Loa (bộ) - - - - 10 Micro (bộ) - - - - 11 Mạng Internet - Có mạng Wifi Khá Khá
Qua bảng 3.2 cho thấy: Được sự quan tâm của Nhà trường, hệ thống cơ sở vật chất, dụng cụ giảng dạy, học tập đầu tư nhiều hơn so với những năm 2006 trở về trước. Nhìn chung đảm bảo về số lượng, chất lượng sử dụng, đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên, SV chuyên ngành Cờ vua. Song số lượng vẫn chưa nhiều và chưa được trang bị mạng Internet, đây là một phần rất quan trọng khi trang bị cho các em tìm hiểu về nhóm kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin.
3.1.2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đội ngũ giảng viên, HLV là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, họ là những người trực tiếp làm công tác đào tạo, có vai trò đặc biệt quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến hiệu quả, chất lượng đào tạo của mỗi đơn vị. Vì vậy, thực trạng đội ngũ giảng viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, huấn luyện là một trong những yếu tố được luận án quan tâm trong quá trình nghiên cứu. Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên bộ môn Cờ được trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên bộ môn Cờ trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh (thời điểm 2013)
Đặc điểm đội ngũ giáo viên Số lượng Tỷ lệ (%)
Chính thức 6 75.00 Số lượng Kiêm nhiệm 2 25.00 PGS, TS 3 37.5 Thạc sĩ 4 50.0 CN 1 12.5 Trình độ Đẳng cấp VĐV 4 (Kiện tướng) 50.0 > 40 tuổi 3 37.5 35 – 40 tuổi 2 25.0 30 – 35 tuổi 2 25.0 Tuổi đời Dưới 30 tuổi 1 12.5 > 15 năm 3 37.5 10 – 15 năm 6 75.0 5 – 10 năm 1 12.5
Thâm niên công tác
< 5 năm 1 12.5
Số giờ 320 giờ/1 năm
Từ bảng 3.3 cho thấy: Bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh là đơn vị có đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ: có 02 phó Giáo sư, 3 giáo viên có trình độ Tiến sĩ; 4 giáo viên có đẳng cấp Kiện tướng môn Cờ vua; Tuổi đời còn khá trẻ song đã có thâm niên giảng dạy, huấn luyện môn Cờ vua nhiều năm (hầu hết có thâm niên trên 10 năm giảng dạy). Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của nhóm SV khóa Đại học 46.
Đây là một thuận lợi lớn cho bộ môn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn do nhà trường giao, đồng thời là cơ sở quan trọng trong việc định hướng, tổ chức hoạt động và tham gia các hoạt động của môn Cờ vua. Vấn đề quan trọng là tổ chức, sử dụng đội ngũ giảng viên một cách hợp lý và hiệu quả trong các hoạt động chuyên môn chính khóa, ngoại khóa và hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu cho SV.
Có thể nói là đội ngũ có đủ trình độ về chuyên môn cũng như năng lực, thâm niên công tác đảm bảo tốt nhất cho công tác đào tạo SV chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh.