- Bằng khen Chuẩn mực
3 20 , 26 4, 5 Lý luận và phương pháp
3.1.6. Bàn luận về thực trạng dạy học cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
3.1.6.1. Về thực trạng chương trình môn học chuyên ngành Cờ vua trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Nhìn chung chương trình môn học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT đã đảm bảo và đáp ứng được cho quá trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Cờ vua. Đảm bảo đầy đủ lượng kiến thức cần thiết giúp SV khi ra trường trở thành huấn luyện viên môn Cờ vua, có năng lực tổ chức, hướng dẫn phong trào Cờ vua, có năng lực tổ chức thi đấu và trọng tài môn Cờ vua ở các cấp.
3.1.6.2. Về thực trạng cơ sở vật chất của bộ môn Cờ trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Qua thống kê thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT vẫn chưa phải là chuyên dụng chưa đủ tiêu chuẩn nhiều khi vẫn còn phải học chung với ngành GDTC và phổ tu Cờ vua. Bên cạnh đó phương tiện còn nhiều bất cập chưa đồng bộ thể hiện ở chỗ phòng học rộng rãi nhưng quân trên bàn cờ treo trùng màu với màu bàn cờ nên quân của bên đen không thể nhìn thấy rõ, từ đó chất lượng học tập của SV bị ảnh hưởng. Ngoài ra việc xếp thế cờ lên bàn cờ treo mất nhiều thời gian ảnh hưởng tới thời gian chung của giờ học. Do đó mà chưa phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo và hứng thú học tập, thái độ tiếp thu bài của SV trong quá trình giảng dạy và học tập môn học từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy.
3.1.6.3. Về thực trạng đội ngũ giảng viên bộ môn Cờ trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Từ thực trạng đội ngũ giảng viên bộ môn Cờ được trình bày tại bảng 3.7 đã phản ánh một cách khái quát chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn cờ ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh hiện nay. Các thông tin về tuổi đời, trình độ, số lượng, thâm niên công tác thì chất lượng giảng viên kiêm nhiệm tốt hơn so với giảng viên đang giảng dạy trực tiếp tại bộ môn.
Đặc biệt số giờ của giảng viên khi so sánh với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT ban hành thì hàng năm số giờ của các giảng viên giảng dạy môn Cờ vua cao hơn mức quy định. Còn ở các trường Đại học khác thuộc khu vực Hà Nội mức bình quân chung đều vượt 500/giờ/GV, có khoa đạt tới 1.300 giờ/GV (theo kết quả điều tra khảo sát chất lượng đào tạo tại một số trường Đại học năm 2002 của tác giả Nguyễn Phương Nga (2002)[39]. Song vấn đề cơ bản hiện nay là chất lượng đội ngũ giảng viên đang thường xuyên trực tiếp giảng dạy cần tăng cường và sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa cho SV là vấn đề cấp thiết, giảng viên phải biết vận dụng thuần thục các phương pháp dạy học hiện đại.
3.1.6.4. Về thực trạng phương pháp dạy học môn Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao ở trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Các phương pháp giảng dạy môn Cờ vua ngành HLTT ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh từ trước tới nay được các giảng viên áp dụng rất đa dạng, rất phong phú (18 phương pháp). Trong đó các phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là phương pháp trực quan và phương pháp thực hành đấu tập được đa số các giảng viên sử dụng chiếm trên 80%. Ngoài ra còn một số phương pháp dạy học khác cũng được sử dụng nhưng không thường xuyên hoặc ít được quan tâm. Ngoài ra theo tìm hiểu thấy rằng vẫn còn rất nhiều phương pháp khác phù hợp với đặc điểm môn học như: phương pháp tư duy sơ đồ, phương pháp tập kích não…
Về thực trạng việc giảng dạy của giảng viên.
Quan niệm về mục tiêu, trách nhiệm giảng dạy của giảng viên và sử dụng các phương pháp dạy học môn Cờ vua cho SV ngành Huấn luyện thể thao.
Quan niệm về mục tiêu, trách nhiệm giảng dạy của giảng viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên[4]. Xuất phát từ xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Đại học[46], [58], căn cứ bản chất của quá trình dạy học[52], chu trình dạy học và quan niệm dạy học lấy người học là trung tâm cho thấy: thực trạng các giảng viên giảng dạy môn Cờ vua đang tồn tại về mặt nhận thức theo hai xu hướng đó là:
Xu hướng lấy giảng viên làm trung tâm thể hiện người giảng viên được xem là trung tâm của quá trình dạy học, là người kiểm tra học cái gì, học như thế nào và khi nào thì học. Trọng tâm chủ yếu của giảng dạy là tăng cường tri thức cho SV. Giảng dạy chủ yếu là số lượng, là truyền đạt tri thức hay nội dung môn học xuất phát từ nguồn tri thức bên ngoài. Quan niệm này đến nay đã không còn phù hợp với xu thế đổi mới trong dạy học hiện nay.
Xu hướng lấy SV làm trung tâm được thể hiện trong hai quan niệm thứ tư và thứ năm, mục tiêu của giảng dạy phải là chất lượng.Dạy học là tạo điều kiện
thuận lợi cho sự học, phát triển con đường nhận thức và tạo cho SV chủ động chiếm lĩnh kiến thức môn học và các nguồn kiến thức khác thu nhận được. Qua quan niệm này hướng giảng viên đến phương pháp dạy học tích cực, tạo cho SV biết cách tự học và học sâu.
Quá trình nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Cờ vua cho SV chuyên ngành HLTT tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh bằng phiếu hỏi và thông qua quan sát, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Như vậy, việc dạy học môn Cờ vua chủ yếu là giảng viên độc thoại, SV tiếp thu kiến thức một cách bị động do sự điều khiển của giảng viên. Điều đó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Đình Bẩm và tác giả Đồng Văn Triệu đã khẳng định “100% số giảng viên giảng dạy chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống (qua dự 20 giáo án của môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT).Phương pháp dạy học kiểu này không còn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Đại học mà nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định[58].
Qua việc phân tích kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Giảng viên giảng dạy môn Cờ vua còn chưa có sự chuyển biến nhiều về nhận thức trong giảng dạy cho phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, nên phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu là phương pháp thuyết trình và trung tâm của quá trình dạy học vẫn là giảng viên.
Về kết quả thực trạng dạy học môn Cờ vua thông qua phỏng vấn sinh viên.
Để có được các tiêu chí đánh giá từng yếu tố trên, đặc biệt là đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên thì ý kiến của SV là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng. Đánh giá phương pháp dạy học môn Cờ vua luận án đã nghiên cứu ý kiến của SV theo năm phương diện cơ bản: Mục tiêu, yêu cầu của môn học, tải trọng của chương trình, quá trình giảng dạy, sự mềm dẻo của chương trình, kiểm tra và đánh giá.
Phương diện thứ nhất: Là nhằm đề cập đến nhận thức của SV về mục tiêu và yêu cầu môn học. Nếu SV không nắm được vấn đề này, chắc chắn họ sẽ học tập một cách thụ động, thiếu định hướng.
Phương diện thứ hai: Là nhằm đề cập đến sự mềm dẻo và yêu cầu của chương trình. Vấn đề này liên quan đến khả năng của SV được phép lựa chọn lĩnh vực mà họ quan tâm và thấy hứng thú, lựa chọn phương pháp học và phương pháp kiểm tra phù hợp với bản thân họ.
Phương diện thứ ba: Là nhằm đề cập đến tải trọng của chương trình: quá nhẹ hay quá nặng đối với SV.
Phương diện thứ tư: Là nhằm đề cập trực tiếp đến quá trình giảng dạy. Số câu hỏi vấn đề này chiếm đến 12 câu trong tổng số 28 câu, bởi vì đây chính là vấn đề mấu chốt để đánh giá quá trình giảng dạy của môn học.
Phương diện thứ năm: Là yếu tố đề cập đến quá trình kiểm tra và đánh giá. Năm yếu tố trên đều là một vấn đề quan trọng mà chúng tôi ứng dụng vào việc đánh giá trong dạy học môn Cờ vua.
Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.6 cho thấy, mục đích, mục tiêu yêu cầu môn học được trên 75% SV nhận thức đúng đắn và nắm rõ đó là điều kiện để định hướng, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức môn học. Nhưng trong quá trình học tập thực tế, SV vẫn còn phân vân chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, có tới 58,3% SV cho rằng tải trọng của chương trình môn chuyên sâu quá nặng, 50% cho rằng môn học này đề cập tới rất nhiều vấn đề nên họ không hiểu kỹ nội dung. Điều đó được khẳng định phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp, làm cho SV lúng túng để tìm ra phương pháp tự học đúng và hợp lý. Những nhận định đó của SV liên quan trực tiếp tới quá trình giảng dạy của giảng viên đó là: có 16,6% giảng viên chưa chú ý tới việc học của SV và 25% giảng viên chưa biết cách động viên SV trong quá trình học tập (câu 20 và câu 22), 25% số SV cho rằng họ ít hứng thú học tập môn chuyên sâu (câu 25), môn học trở nên căng thẳng (câu 26) do phương pháp giảng dạy chiếm 33,3%.
Như vậy, thông qua ý kiến của SV về thực trạng dạy học môn Cờ vua đã phản ánh rõ nét quá trình giảng dạy của giảng viên là chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu môn học, phương pháp giảng dạy cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Cờ vua cho SV chuyên ngành ngành HLTT.
Về thực trạng tự học, tự nghiên cứu môn chuyên ngành của sinh viên.
Căn cứ kết quả các yếu tố được thiết kế trong phiếu điều tra được trình bày trong bảng 3.12. Số SV xác định mục đích của học tập môn Cờ vua xuất phát từ việc nâng cao trình độ và số SV thích học chiếm tỷ lệ 83,3%. Mặc dù số lượng SV có động cơ học đúng đắn chưa cao nhưng đó là kết quả rất đáng mừng cho chúng tôi là các giảng viên giảng dạy Cờ vua của bộ môn đã xây dựng cho các em động cơ học tập đúng đắn và phát huy được tính tự giác, tích cực trong học tập và đó cũng phù hợp với kết quả điều tra thực trạng quan niệm về mục tiêu và trách nhiệm trong giảng dạy tại bảng 3.8.
Động cơ học tập liên quan trực tiếp tới thời gian và thời lượng tự học: Những SV có động cơ học tập không vì nâng cao trình độ, họ chỉ học trước khi thi một vài tuần, thậm chí một vài hôm trước khi thi hoặc kiểm tra (chiếm từ 25% đến 50%)
Về địa điểm mà SV lựa chọn để học hiện nay chủ yếu là tại nhà chiếm tỷ lệ 66,7%. Đây là vấn đề mà nhà trường đang quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho SV có địa điểm tự học tốt hơn vì nó liên quan đến cơ sở vật chất về nhà ở, phòng học và công tác quản lý SV khi tự học, tự nghiên cứu hiện nay.
Kết quả lựa chọn phương pháp học tập là yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tự học, tự nghiên cứu, thông qua đó giúp SV học tập một cách có hiệu quả, được thể hiện số SV chuẩn bị bài mới một cách thường xuyên còn ít (chiếm 50%) và ôn tập thường xuyên bài cũ chiến 41,7%. Việc tự học, tự nghiên cứu của SV như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì chỉ ôn bài cũ mà không chuẩn bị bài mới sẽ khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ôn tập. Trong phiếu phỏng vấn chúng tôi đưa ra 8 cách học khác nhau và được các SV cho biết hiện nay SV đều sử dụng cả 8 cách đó. Tập trung chủ yếu là cách học theo ý chính và câu hỏi (chiếm tỷ lệ từ 41,7% tới 50%), số SV học theo nhóm mới chỉ chiếm 50%, đặc biệt số SV học tủ không còn tồn tại. Có hai yếu tố ảnh hưởng tới việc tự học của SV là thái độ của giảng viên và cách thức tổ chức giảng dạy đã ảnh hưởng tới ý thức học tập của SV. Giảng viên mà nghiêm khắc thì SV học nhiều, còn giảng viên dễ dãi thì SV học ít; giảng viên thường xuyên kiểm tra bài cũ và hỏi bài trong khi giảng thì đa số SV chăm chỉ học bài cũ hơn và chú ý nghe giảng hơn.
Từ việc phân tích thực trạng dạy học môn Cờ vua chúng tôi đi tới kết luận sau: Thứ nhất: Kết quả học tập các môn thể thao của SV chuyên ngành Cờ vua chuyên ngành HLTT ở mức trung bình khá, riêng môn chuyên ngành Cờ vua có điểm trung bình cao hơn.
Thứ hai: Giảng viên giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua chưa có sự chuyển biến nhiều về nhận thức trong giảng dạy cho phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học Đại học. Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình, các giờ thảo luận tiến hành chưa khoa học và chưa hợp lý.
Thứ ba: Quy trình giảng dạy của môn học, các phương pháp thi kiểm tra học trình và thi kết thúc của bộ môn được đa số SV đồng thuận.
Thứ tư: Đa số giảng viên dạy môn chuyên ngành Cờ vua có thâm niên giảng dạy nhiều và học vị cũng cao. Đội ngũ giảng viên hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Cờ vua hiện nay.
Thứ năm: Nhiều SV xác định động cơ học tập đúng đắn xuất phát từ việc nâng cao trình độ và nhận thức được mục đích, yêu cầu của môn học. Phương pháp tự học của SV còn chưa phù hợp.
Thứ sáu: Thực trạng việc dạy học môn Cờ vua trong các trường Đại học hiện nay.
Việc học tập các môn thể thao chuyên ngành đang đặt ra bất cập trong học tập và giảng dạy của cả thầy và trò. Trò chưa tích cực, chưa chủ động và hăng say trong việc học; thầy chưa nhận thức đầy đủ và đồng nhất về mục tiêu trách nhiệm trong giảng dạy. Đặc biệt giảng viên đang thường xuyên trực tiếp giảng dạy chưa vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Đó là một trong những yêu cầu cấp bách phải đổi mới phương pháp dạy học môn Cờ vua chuyên ngành HLTT trong các trường Đại học TDTT hiện nay.
Thông qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng các ý kiến phản hồi của SV và các đối tượng nghiên cứu, đã phản ánh khách quan những đặc điểm cơ bản về ưu, khuyết điểm mà thực tế đang diễn ra trong quá trình dạy học cho SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.
3.1.6.5. Về thực trạng kết quả học tập một số môn thực hành của sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
Từ kết quả bảng 3.9; 3.10; 3.11; 3.12. Điểm bình quân chung về học tập một số môn học đặc trưng: Điền kinh, Thể dục, Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền và chuyên sâu của 4 khóa K42 là 6,0; K44 là 7,0; K46 là 6,55; K47 là 6,51. Trong đó có môn học chỉ đạt điểm bình quân chung là 3 điểm. Kết quả học tập các môn thực hành của SV chuyên ngành Cờ vua còn thấp, phản ánh đúng thực trạng thể lực của SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đồng Văn Triệu (2006) điểm trung bình cộng môn học lý luận TDTT của K33 là 5,29 và K34 là 5,45 khi đó, điểm trung bình cộng các môn thực hành của SV K42 là 6,0; K44 là 7,0; K46 là 6,55; K47 là 6,51 chứng tỏ kết quả học tập của các khóa Đại học sau này đã có chuyển biến tích cực.