Khái niệm về dạy học thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 33 - 34)

Phương pháp

1.3.1.Khái niệm về dạy học thể dục thể thao

Trong ngôn ngữ Tiếng Anh thì dạy học TDTT là “Teaching physical education” (có nghĩa là dạy học giáo dục). Vì vậy mà hầu hết các nhà lý luận dạy học TDTT của các nước châu Âu, Mỹ và Liên xô (cũ) nhấn mạnh tới sự kết hợp giữa việc dạy của người thầy, việc học của học trò và coi đây là một hoạt động thống nhất với nhau”[21],[23],[35][58].

Khái niệm về dạy học TDTT tương đối phổ cập là “dạy học TDTT là một hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo của người thầy. Trong hoạt động này học sinh sẽ phải nắm các tri thức kỹ thuật, kỹ năng TDTT nhất định đồng thời thúc đẩy sự phát triển sức khỏe thể xác và tâm hồn, hình thành phẩm chất tư tưởng[34],[54].

Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993) thì dạy học TDTT hay còn gọi là dạy học vận động là một trong những đặc trưng cơ bản và chuyên biệt của giáo dưỡng thể chất. Vì giáo dưỡng TDTT cũng là “một quá trình giáo dục với đầy đủ những dấu hiệu chung của nó như vai trò chủ đạo của nhà giáo dục trong quá trình dạy học và tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc giáo dục[51]. Cũng theo các tác giả thì “giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (dạy học động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động[51].

Tác giả Ngô Chí Triệu (2003) trong tác phẩm “Lý luận dạy học hiện đại với dạy học TDTT” thì cho rằng: “Phương pháp dạy học TDTT là tên gọi chung của phương thức, con đường, biện pháp thực hiện nhiệm vụ hoặc mục tiêu giáo dục”[53].

Tác giả người Nga Lecne.I.Ia (1984) cho rằng: “Phương pháp giảng dạy TDTT là phương thức vận dụng tập luyện cơ thể trong giáo dục TDTT”[37].

Nhìn chung theo các quan điểm của các nhà khoa học lý luận về dạy học trong và ngoài nước nói trên cho dù ở các điều kiện khác nhau, mỗi tác giả lại có quan điểm, cách nhìn nhận, cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau song đều có chung nhận thức đó là:

Phương pháp dạy học TDTT cần phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ dạy học và nhiệm vụ dạy học TDTT.

Phương pháp dạy học TDTT đã thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc dạy của thầy với việc học của SV.

Phương pháp dạy học TDTT là hệ thống tổng hòa về hành vi động tác của thầy và trò trong dạy học TDTT.

Phương pháp dạy học TDTT có mối quan hệ với mục đích dạy học TDTT là một công cụ không thể thiếu được để thực hiện mục đích dạy học. Phương pháp dạy học TDTT nói chung bao gồm phương thức con đường biện pháp và hàng loạt hành vi bên ngoài của động tác ở thầy và trò.

Từ các khái niệm về phương pháp dạy học trên cho thấy:

Xác định định rõ vai trò của người thầy là có tác dụng chủ đạo trong quá trình suốt quá trình giảng dạy, huấn luyện còn trò là chủ thể chịu tác động từ việc giảng dạy của thầy. Hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau.

Chức năng của dạy học TDTT rất rõ ràng đối với việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của SV. Sự phát triển về thể chất, tinh thần của học sinh không thể tách rời ảnh hưởng sâu sắc của dạy học TDTT. Dạy học TDTT không chỉ giúp SV nắm được các tri thức TDTT nhất định mà còn có tác dụng thúc đẩy đối với việc phát triển thể chất một cách tích cực nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 33 - 34)