Phương pháp
1.3.2. Phương pháp dạy học thể dục thể thao và cách phân loạ
Theo các tác giả nước ngoài thì phương pháp dạy học TDTT có thể phân thành bốn nhóm chính là:
Nhóm phương pháp tập luyện có định mức
Nhóm phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu Nhóm phương pháp giảng giải (dùng lời nói và chữ viết)
1.3.2.1. Nhóm phương pháp tập luyện có định mức.
Nhóm này có đặc điểm là hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết. Có định hướng trước chương trình, động tác (quy định trước thành phần các động tác, bài tập và trật tự lặp lại...)
Định lượng chính xác lượng vận động. Xác định được quãng nghỉ và trình tự luân phiên lượng vận động và điều kiện tập luyện cũng được xác định trước.
Các phương pháp tập luyện được phân loại như sau: Phương pháp tập luyện trong quá trình dạy học động tác. Phương pháp tập luyện tổng hợp
Phương pháp lặp lại - ổn định theo chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng
Phương pháp tập luyện biến đổi theo chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng
1.3.2.2. Nhóm phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu
Trò chơi là một hoạt động tự do. Tất cả SV tham gia vào trò chơi đều không bị gò ép, bắt buộc. Đây cũng là đặc trưng hấp dẫn và thu hút với chính các em SV tham gia. Bởi lẽ trong không khí vui vẻ, náo nức ấy SV có thể phát huy cao nhất khả năng và những sáng kiến của mình để đem về phần thắng mà không phụ thuộc vào người khác.
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của Giảng viên, SV được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giảng viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho SV chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng là rất cần để tạo hứng thú học tập cho SV ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
Phương pháp trò chơi có đặc điểm là:
Được tổ chức theo chủ đề mỗi trò chơi cần đạt được mục đích nhất định đề ra. Tạo nên quan hệ đua tranh căng thẳng giữa các cá nhân và giữa các nhóm. Tạo điều kiện cho người chơi giải quyết nhiệm vụ một cách sáng tạo. Bên cạnh đó, sự thay đổi tình huống thường xuyên bất ngờ buộc phải giải quyết nhiệm vụ trong thời gian ngắn.
Không hạn chế ở một phương thức hoạt động. Hoạt động trong quá trình giáo dục thể chất mang tính tổng hợp.
Phương pháp thi đấu có đặc điểm là:
Thông qua thi đấu rèn luyện tâm lý và ý chí thi đấu, phát huy tinh thần đồng đội, hỗ trợ lẫn nhau, đề cao tinh thần trước tập thể chuẩn hóa đối tượng thi, quy tắc thi và cách thức đánh giá thành tích.
Chuẩn hóa đối tượng thi đấu, quy tắc thi và cách thức đánh giá thành tích. Tạo ra cảm xúc về sinh lý, đặc biệt làm tăng thêm tác dụng của bài tập thể lực và có thể động viên tối đa khả năng chức phận cơ thể.
Phương pháp thi đấu sử dụng để giải quyết nhiều nhiệm vụ sư phạm khác nhau như giáo dục tố chất vận động, các phẩm chất đạo đức, ý chí, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động.
1.3.2.3. Nhóm phương pháp giảng giải (dùng lời nói và chữ viết)
Đặc điểm của phương pháp này là:
Trong quá trình tổ chức hoạt động đều có liên quan tới việc sử dụng lời nói. Thông qua đó truyền thụ kiến thức cho người học, kích thích tư duy, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi của người học.
Đối với người học rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành động. Do vậy, phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời khi sử dụng phương pháp này còn đảm bảo duy trì được mật độ vận động cao và liên hệ hữu cơ với các động tác.
Phân loại: có 6 loại chính như sau
Phương pháp đánh giá: Dùng lời nói để biểu dương, chê trách kết hợp ngôn ngữ chuyên môn để đánh giá người học.
Phương pháp giải thích, kèm theo bình luận, ngắn gọn kết hợp trình bày trực quan, sửa chữa hoặc nhấn mạnh những mặt nào đó của động tác.
Phương pháp tự chủ ra mệnh lệnh: Mô tả bằng ngôn ngữ bên trong hình ảnh chung của hành động vận động sắp được tiến hành.
Phương pháp chỉ dẫn: Là giải thích chính xác đầy đủ nhiệm vụ kỹ thuật bài tập, quy tắc thực hiện.
Phương pháp báo cáo và giải thích lẫn nhau: Là thông tin bằng lời nói do người tập thực hiện theo yêu cầu của giảng viên.
Phương pháp chỉ thị và mệnh lệnh: Sử dụng ngôn ngữ đặc thù, đặc biệt ngắn ngọn theo dạng mệnh lệnh, chỉ dẫn sơ bộ, xác định chính xác nhiệm vụ.
1.3.2.4. Nhóm phương pháp trực quan
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào nhãn quan để quan sát, để cảm thụ, để liên hệ với thực tiễn. Muốn đảm bảo được tính khách quan, người ta sử dụng một tổ hợp các phương pháp dựa trên cảm thụ trực tiếp các bài tập hoặc các mặt riêng rẽ, các đặc tính, các điều kiện thực hiện.
Có 5 loại chủ yếu sau:
Phương pháp định hướng: Sử dụng các vật định hướng giúp người tập nhận thức được phương hướng, biên độ, quỹ đạo chuyển động.
Phương pháp sử dụng mô hình và sa bàn: Dùng trình diễn các chi tiết kỹ thuật bài tập thể lực bằng mô hình cơ thể.
Phương pháp sử dụng phần mềm: Dùng để tái hiện động tác, các thế cờ, các tình huống cờ với các tốc độ khác nhau, lời giải khác nhau, đồng thời tách biệt các giai đoạn động tác, các nước đi cần phân tích.
Phương pháp trực quan: Dùng để tái hiện các giai đoạn riêng lẻ của động tác hoặc các đặc tính và cách thức, điều kiện thực hiện.
Phương pháp trình diễn tự nhiên và trình diễn gián tiếp: Nhằm hình thành sơ bộ các biểu tượng động tác, luật và điều kiện thực hiện, cũng như để chính xác các biểu tượng do cảm thụ tạo ra.
1.3.2.5. Phương pháp tập kích não
Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu. Trong tập kích não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá
Chính vì vậy mà muốn đạt hiệu quả cao nhất khi dạy học ở bậc Đại học, đặc biệt là các phương pháp dạy học Đại học thể dục thể thao đều phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình giảng dạy và trong đó không có phương pháp nào là vạn năng.