Phương pháp
1.5.2. Đặc điểm phương pháp dạy học cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Cờ vua là một môn thể thao trí lực, lượng vận động trong Cờ vua chủ yếu là lượng vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập.
Lượng kiến thức giảng dạy Cờ vua có thể được quy về 3 nhóm (một cách tương đối) sau:
Nhóm kiến thức thuần túy lý thuyết.
Nhóm kiến thức gắn giữa lý thuyết và thực hành. Nhóm kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin.
Mỗi nhóm trên có đặc điểm riêng biệt, cần có những phương pháp giảng dạy khác nhau để giải quyết tốt mục tiêu đào tạo của chương trình.
Từ đó cho thấy việc giảng dạy chuyên ngành Cờ vua bên cạnh các phương pháp truyền thống thì cần sử dụng các phương pháp trong giáo dục thể chất.
Một vấn đề cần lưu ý là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Cờ vua hầu hết các kiến thức và kỹ năng trong môn Cờ vua đều được tập luyện, giảng dạy và huấn luyện với sự trợ giúp của các phần mềm Cờ vua, mạng Internet và các chương trình Cờ vua trên máy tính. Đây là hai đặc điểm quan trọng khi vận dụng các phương pháp giảng dạy chung vào giảng dạy cho SV chuyên ngành Cờ vua chuyên ngành HLTT, vì vậy quá trình giảng dạy Cờ vua các giảng viên thường hay sử dụng 3 nhóm phương pháp giảng dạy chính đó là:
Nhóm phương pháp giảng dạy
Nhóm phương pháp thực tập sư phạm
Trong đó nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm được coi là có hiệu quả hơn. Cụ thể đó là các phương pháp:
Phương pháp dùng lời hay phương pháp mô tả bằng lời (kể chuyện, miêu tả, giải thích, giảng bài, trò chuyện): Phương pháp được dùng trong việc giảng dạy các nội dung như: Giới thiệu môn Cờ vua. Vị trí môn học trong hệ thống đào tạo cán bộ Thể dục thể thao bậc Đại học. Nhiệm vụ, nội dung và cấu trúc thuật ngữ trong Cờ vua. Tổ chức thi đấu và trọng tài trong Cờ vua. Lý thuyết về khái niệm, phân loại, các nguyên tắc, các giai đoạn của ván đấu và lý thuyết mang tính lý luận về Cờ vua.
Phương pháp trưng bày (biểu bảng, kế hoạch, biểu đồ, áp phích, đèn chiếu, bàn cờ treo): được dùng để hỗ trợ cho phương pháp mô tả khi giảng dạy về các dạng thức khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc, các dạng thức khác nhau của đòn phối hợp... Đây là phương pháp được dùng nhiều trong giảng dạy Cờ vua.
Phương pháp tham quan (tổ chức tham quan các giải đấu lớn...) cho học sinh đi xem thực tế tại các giải Cờ vua để học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, thi đấu, trọng tài, tiến hành giải...
Phương pháp bài tập (giải các thế cờ theo các chủ đề đã được chọn lựa riêng nhằm tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn): Giảng viên đưa ra bài tập theo các chủ đề như về cờ tàn, bài tập phân tích tính toán các tình huống, các đòn phối hợp, các bài tập chiến thuật cơ bản của giai đoạn khai cuộc...
Phương pháp trò chơi (chơi với bạn cùng nhóm những thế cờ đang học, hoặc các trích đoạn của ván đấu...): Sau khi dạy về một dạng khai cuộc nào đó, giảng viên yêu cầu cả lớp tạo thành từng cặp đấu cờ theo dạng khai cuộc đó.
Phương pháp thi đấu (thi đấu các giải hạn chế thời gian, chơi Blid): phương pháp được tổ chức vào các giờ thực hành, các giờ tự tập luyện, lớp chia thành các cặp thi đấu với nhau theo sở trường của mình với thời gian hạn chế.
Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình (phân tích các tình thế điển hình trong khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc...): Là phương pháp sử dụng những tình thế cờ thường gặp yêu cầu cả lớp cùng tự nghiên cứu.