- Bằng khen Chuẩn mực
91 55.51 89 57.41 7 Phương pháp dạy học tổng hợp 111 67.27 108 69
3.3.3. Bàn luận về quy trình ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học cho sinh viên nhóm thực nghiệm chuyên ngành Cờ vua
phương pháp dạy học cho sinh viên nhóm thực nghiệm chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
3.3.3.1. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng nhóm phương pháp dạy học cho sinh viên nhóm thực nghiệm.
Sau khi áp dụng nhóm phương pháp dạy học vào quá trình giảng dạy cho đối tượng SV chuyên ngành Cờ vua khóa 47 HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho thấy: Sự thay đổi về tư duy, cách suy nghĩ của SV, bên cạnh đó kết quả học tập của SV tăng dần qua các học phần tỷ lệ SV đạt điểm giỏi cao hơn. Kết quả thi đẳng cấp và kết quả xếp hạng điểm kiểm tra các nội dung đánh giá với kết quả xếp hạng thi đấu vòng tròn một lượt của SV khóa 47 năm thứ 4 cũng cao hơn hẳn khóa Đại học 46 thể hiện với t bảng = 2.262 ở ngưỡng P<0,05
3.3.3.2. Bàn luận quy trình ứng dụng nhóm phương pháp dạy học cho sinh viên nhóm thực nghiệm chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
Qui trình ứng dụng phương pháp dạy học thuyết trình trong bài giảng Cờ vua.
Phương pháp thuyết trình đã được ứng dụng theo qui trình: mở đầu bài giảng, trình bày bài giảng và tóm tắt bài giảng.
Mở đầu bài giảng tiến hành theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nội dung của chủ đề và mục tiêu bài giảng : nếu bài giảng là một trong các bài cùng chủ đề thì mở đầu bài giảng bằng cách nêu câu hỏi về bài giảng hôm trước hoặc
nhắc lại ngắn gọn bài cũ. Trong trường hợp này cũng cần nêu rõ giá trị bài giảng sắp tới nếu như là một chủ đề hoàn toàn mới thì những câu hỏi được đặt ra chỉ là tri thức chung có liên quan đến chủ đề. Ví dụ trong bài: ‘‘Tính toán trong Cờ vua’’ với câu hỏi: tính toán là gì? Trong TDTT và đặc biệt trong chuyên ngành Cờ vua thường sử dụng những loại tính toán nào?
Như vậy mở đầu bài giảng giảng viên chỉ cần đưa ra một cách văn tắt nhưng sinh động về vị trí bài giảng trong chương trình, tức là có sự liên hệ với các vấn đề của bài trước, phần trước. Đồng thời phải nêu được những mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, phương hướng nghiên cứu và giảng viên cũng có thể trình bày ngắn gọn dàn ý, những vấn đề cần lưu ý khi theo dõi…nhằm giúp SV bao quát một cách tổng thể, hình thành biểu tượng từ đầu sự hoàn chỉnh của bài giảng. Ví dụ bài ‘‘Tính toán trong Cờ vua’’ giảng viên giới thiệu toàn bộ dàn ý nội dung bài giảng.
Trình bày bài giảng được tiến hành theo hai lôgic phổ biến: diễn dịch hoặc quy nạp.
Diễn dịch là con đường nhận thức ‘‘từ trên xuống’’ đi từ nguyên lý chung đến cái cụ thể, đơn nhất. Theo lôgic diễn dịch giảng viên áp dụng ba cách trình bày khác nhau tùy đặc điểm nội dung của từng vấn đề, từng bài.
Diễn dịch phân tích từng phần: Nêu nội dung các vấn đề đặt ra trong mục, bài tương đối độc lập với nhau thì giải quyết dứt điểm từng vấn đề, rồi đi đến khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đã đưa ra. Cứ như vậy, giải quyết xong vấn đề thứ nhất, sau đó chuyển sang vấn đề thứ hai… Ví dụ, mục ‘‘phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ vua’’ cần đưa ra nhận xét chung ngay từ đầu gồm ba yếu tố: Thứ nhất: Công tác chuẩn bị trước giải đấu. Thứ hai: Công tác tổ chức và điều hành giải thi đấu Cờ vua. Thứ ba: Công tác tổng kết giải thi đấu Cờ vua: Sau đó đi vào phân tích, chứng minh cho từng phần, từng điều kiện và chỉ ra rằng thiếu một trong ba yếu tố đó thì phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ vua rất khó khăn và không thể thành công. Cuối cùng đi đến sự khái quát có tính kết luận.
Diễn dịch phát triển: Các vấn đề cần trình bày được giải quyết theo lối “móc xích”, “xâu chuỗi”. Khi giải quyết xong vấn đề thứ nhất thì kết quả của nó lại là tiền đề để giải quyết vấn đề thứ hai và các vấn đề tiếp theo...Và như vậy chúng ta giải quyết “trọn vẹn” một cách triệt để các vấn đề lớn hoặc một bài, một chương. Ví dụ nội dung về xử lý ưu thế về vật chất trong Cờ vua của bài giảng “Phương pháp xử lý ưu thế trong Cờ vua” sau khi diễn dịch phân tích khái niệm, đặc điểm của phương pháp xử lý ưu thế sẽ là tiền đề của phần sau. Cuối cùng rút ra kết luận chung về mối liên hệ những vấn đề đã trình bày.
Diễn dịch so sánh đối chiếu: Nếu nội dung của vấn đề trình bày chứa đựng các mặt tương đối độc lập thì áp dụng lối phân tích so sánh - đối chiếu, so sánh các mặt, thuộc tính hay quan hệ giữa hai đối tượng đối lập nhau nhằm rút ra kết luận cho từng điểm so sánh. Cách trình bày này được thể hiện rõ ở mục “Ô mạnh, ô yếu” trong bài “phân tích đánh giá và lập kế hoạch trong ván đấu Cờ vua”.
Trong quá trình giảng dạy giảng viên tóm tắt bài giảng khi kết thúc là điều rất quan trọng. Thông qua việc tóm tắt đó thì bài giảng không kết thúc một cách đột ngột. Qua đó giúp SV hình dung tóm tắt nội dung bài học nhưng đầy đủ điều giảng viên đã giảng trên lớp, qua việc tổng kết đó giảng viên cũng nêu bật những điểm quan trọng cũng làm cho việc ghi nhớ của SV được tốt hơn.
Việc tóm tắt bài giảng được tiến hành thông qua nhiều cách khác nhau. Phương pháp thông dụng nhất mà chúng tôi sử dụng là trình bày một cách vắn tắt những điều đã trình bày trong bài giảng. Ngoài ra cũng có cách khác nữa để kết thúc bài giảng thông qua việc giảng viên đặt câu hỏi vào cuối giờ, thông qua việc trả lời câu hỏi SV nhớ lại những điều mà giảng viên đã trình bày trong giờ học.
Quy trình ứng dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.
Quan điểm tiếp cận phương pháp nêu vấn đề trong dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.
Phương pháp nêu vấn đề là một bộ phận của hệ phương pháp, gắn bó với các phương pháp dạy học khác thành một hệ thống toàn vẹn [22], [36]. Trong nội
dung môn học chuyên ngành Cờ vua, sử dụng phương pháp thuyết trình thông báo tái hiện có thể trở thành thuyết trình nêu vấn đề để tránh sự tiếp thu tri thức một cách thụ động đối với SV. Nhưng phương pháp nêu vấn đề không phải là phương pháp vạn năng nên chúng cũng phải được kết hợp với các phương pháp thuyết trình để nâng cao chất lượng giờ dạy học Cờ vua cho SV chuyên ngành.
Phương pháp nêu vấn đề có thể và sử dụng ở tất cả các bài giảng, các khâu của quá trình dạy học chuyên ngành Cờ vua như giảng dạy bài mới, hệ thống hóa và hướng dẫn ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả khi kết thúc.
Căn cứ vào đặc điểm, nội dung chương trình môn học chuyên ngành Cờ vua đặc biệt là các chương I, chương II, chương III, chương IV, chương V, sự kết hợp phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp và thủ thuật khác có thể thu hút sự chú ý, hứng thú học tập của SV bằng các dẫn chứng cụ thể thông qua các hoạt động thực tiễn của môn Cờ vua.
Chính vì vậy, việc kết hợp sử dụng phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp dạy học khác trong giảng dạy môn Cờ vua sẽ mang lại hiệu quả.
Sự cần thiết phải vận dụng và hoàn thiện phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy chuyên ngành Cờ vua.
Phương pháp nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học hiện đại có khả năng đáp ứng yêu cầu của xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay theo hướng “lấy người học làm trung tâm”.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp có giá trị to lớn đối với SV. Các kiến thức Cờ vua trang bị cho SV chủ yếu là cung cấp cho họ về phương pháp luận, tri thức cơ bản các kiến thức đó mà không có sự định hướng bằng các bài tập nhận thức hoặc bài tập ứng dụng của phương pháp dạy học nêu vấn đề, SV dễ bị chệch hướng.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề trong chuyên ngành Cờ vua như là một tổ hợp những hoạt động tương hỗ của giảng viên và SV, là việc tạo ra tình huống có vấn đề, cách diễn đạt vấn đề, việc tìm kiếm những kiến thức và phương pháp học tập đã biết.
Mặt khác sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề sẽ làm cho SV hứng thú hơn, tích cực hơn, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán cho SV khi phải giải quyết những vấn đề học tập, SV được đặt vào trạng thái chủ động, độc lập sáng tạo. Nhất là khi đã khám phá được những vấn đề mới mẻ của môn học, của một bài tập nào đó, SV sẽ có hứng thú học tập, tự tin vào khả năng của bản thân. Từ những đặc điểm trên phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học được chúng tôi lựa chọn và ứng dụng trong quá trình dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.
Quy trình xêmina trong dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT.
Xêmina Cờ vua được tiến hành trong cùng bài giảng là một hình thức quan trọng của quá trình giảng dạy và học tập Cờ vua. Trong các trường Đại học TDTT nói chung và trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng, số tiết dành cho xêmina theo phân bổ chương trình môn học chiếm khá nhiều thời gian. Do đó, xêmina rất có ý nghĩa trong quá trình giảng dạy chuyên ngành Cờ vua ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh hiện nay. Dưới đây là kết quả hội thảo về ý nghĩa của xêmina trong dạy học môn Cờ vua cho SV ngành HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã được trên 90% các thành viên đồng ý.
Đối với SV.
Xêmina góp phần củng cố và khắc sâu những kiến thức và tri thức khoa học. Nhờ có xêmina Cờ vua mà SV có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức ngoài chương trình học.
Xêmina Cờ vua giúp cho SV biết vận dụng lý luận để phân tích, lý giải các hiện tượng và các phương pháp luận trong thực tiễn hoạt động TDTT.
Qua xêmina SV tập duyệt nghiên cứu khoa học đồng thời cũng là quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này.
Chính vì vậy mà khi bàn về xêmina, tác giả M.I.Ca-li-nin đã khẳng định rằng: “Không những chỉ đòi hỏi SV những kiến thức của những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác, mà còn đòi hỏi họ làm thế nào để có thể tiếp cận được những sự kiện này hay sự kiện khác, đánh giá chung như thế nào trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nếu không làm được điều đó trong các bài giảng thì bất kỳ giá nào cũng phải áp dụng thực rộng rãi trong các buổi xêmina” [22,tr19].
Đối với giảng viên:
Thông qua hình thức xêmina Cờ vua, giảng viên có điều kiện bổ xung và mở rộng kiến thức mà khi lên lớp không có thời gian thực hiện.
Xêmina Cờ vua giúp cho giảng viên có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho SV.
Qua xêmina Cờ vua, giảng viên có thể biết được năng lực nhận xét, tự đánh giá của SV.
Trong xêmina, giảng viên có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của SV và trình độ tư duy của họ tạo điều kiện cho việc phân loại SV một cách chính xác.
Về yêu cầu và bản chất của xêmina, các tác giả Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Văn Phúc và Vũ Hồng Tiến đã nhận định: Xêmina giúp SV hệ thống lại kiến thức, khám phá bản chất vấn đề cần nghiên cứu, nâng cao kỹ năng vận dụng tri thức trong thực tế.
Như vậy qua thực tế quá trình giảng dạy chuyên ngành Cờ vua, đặc điểm và bản chất của xêmina, trong xêmina chúng tôi nhận định: Xêmina giúp SV hệ thống lại kiến thức, khám phá bản chất vấn đề cần nghiên cứu, nâng cao kỹ năng vận dụng tri thức trong thực tế và nó còn bổ xung những khiếm khuyết mà phương pháp thuyết trình và nêu vấn đề chưa giải quyết được.
Quy trình ứng dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy Cờ vua.
Đây là phương pháp đặc thù có ý nghĩa rất quan trọng đối với SV chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT. Bởi vì trong Cờ vua các em SV muốn nắm bắt được tình huống cờ thì phải sử dụng nhãn quan.
Phương pháp trình bày trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ và trình bày. Minh hoạ thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung các nhà khoa học, hình vẽ…
Trình bày thường gắn liền với việc trình bày những thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức - học tập của SV, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.
Thông qua sự trình bày thí nghiệm của giảng viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những động tác mẫu mực của giảng viên, nhờ vậy, dễ dàng hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Các nhà lý luận dạy học như: Đặng Thành Hưng, Lưu Xuân Mới [26],[42] đã khẳng định vai trò của việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế dạy học hiện nay, từ đó nâng cao được hiệu quả, đổi mới về phương pháp dạy học.
Các nước phát triển có nền thể thao tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức…việc áp dụng công nghệ cao vào thể thao đã được triển khai từ lâu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học đã tạo ra nhiều chuyển biến về quá rình dạy học lý luận và thực hành TDTT, thay đổi vị trí của người dạy và người học. Còn ở Việt Nam thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng đã được Chính phủ quan tâm, Bộ giáo dục triển khai giảng dạy trong các trường. Riêng trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Bộ môn Cờ đã áp dụng việc giảng dạy trực quan trên máy tính, máy chiếu và bàn cờ treo đã có trên 10 năm. Vì vậy, phương pháp trực quan là phương pháp phù hợp với quá trình giảng dạy lý thuyết và thực hành Cờ vua cho SV chuyên ngành.
Quy trình áp dụng phương pháp tập luyện ứng dụng phần mềm chuyên dụng Cờ vua.
Đây là một phương pháp đặc thù đối với các trường TDTT, nghệ thuật hay các trường kỹ thuật.
Phương thức tập luyện ứng dụng các phần mềm chuyên dụng Cờ vua là hình thức tổ chức dạy học ở bậc Đại học, giúp SV có điều kiện thuận lợi để kết hợp học tập lý thuyết với thực hành thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong giảng dạy môn chuyên ngành với thực nghiệm và nghiên cứu khoa học nhằm mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương lai, bồi dưỡng khoa học cũng như hứng thú nghề nghiệp cho SV.
Do yêu cầu đào tạo, hiện nay các trường có xu hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng Cờ vua song vẫn đảm bảo trình độ lý thuyết và thực hành cao. Trong chuyên ngành Cờ vua có rất nhiều phần mềm chuyên dụng có dung lượng rất lớn về các phần như: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc, cờ thế…đặc biệt có thể khai khác được các ván đấu hay của các VĐV đại kiện tướng quốc tế, hay các thế cờ kinh điển. Bên cạnh đó,