Một số công trình nghiên cứu về lý luận, phương pháp dạy học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 56 - 60)

- Bằng khen Chuẩn mực

1.6.2.Một số công trình nghiên cứu về lý luận, phương pháp dạy học ở Việt Nam

ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ở nước ta cũng đã có rất nhiều tác giải quan tâm. Đầu tiên phải kể tới các công trình nghiên cứu của hệ thống giáo dục sư phạm đã cho ra đời rất nhiều sách viết về phương pháp dạy Văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Hóa học…Sau đó là các công trình nghiên cứu của Đào Xuân Học, Dương Văn Viện 2001[25], Đặng Vũ Hoạt (2003)[24], Lưu Xuân Mới (2000) [42], Nguyễn Ngọc Quang (1990) [45, tr 23], Ngô Doãn Đãi (2001)[20, tr8]. Các công trình trên đã đi sâu vào nghiên cứu lý luận dạy học. Trong đó các tác giả đã nghiên cứu, trình bày rõ ràng về các phương pháp dạy học Đại học. Song các tác giả mới dừng lại ở lý luận chung và những định hướng về phương pháp dạy học. Ngoài các tác giả trên ở nước ta cũng đã có nhiều luận án nghiên cứu sinh nghiên cứu về phương pháp dạy học Đại học như: Vũ Đào Chỉnh (1986) “Phát triển tư duy học sinh bằng cách bồi dưỡng cho họ phương pháp nhận thức của vật lý qua dạy quang hình học ở lớp 12 trường THPT”[11]; Nguyễn Tuyết Ngân (2001) “Câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn ở trường trung học phổ thông”[38]; Các tác giả đã nghiên cứu lý luận chung về phương pháp dạy học, trên cơ sở đó vận dụng vào việc dạy những môn học cụ thể cho học sinh phổ thông.

Ở bậc Đại học, tác giả Đặng Bá Lãm (1995) cùng nhóm nghiên cứu với Luận án “Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy Đại học”[36]. Tác giả đã nghiên cứu những ưu điểm của trắc nghiệm khách quan và việc vận dụng chúng trong đánh giá ở bậc Đại học. Tác giả Lê Đức Ngọc (1996) với Luận án “Kiểm tra - đánh giá trong giảng dạy Đại học”[40, tr121] Ngoài ra còn có tác giả Trần Kiều (1995) [32,tr231], Nguyễn Đức Chính[10], Đặng Vũ Hoạt (2003) [24], cùng nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về kiểm tra đánh giá trong giảng dạy bậc Đại học.

Các công trình nghiên cứu của Đặng Thành Hưng [26] “Quan niệm và xu thế phá triển phương pháp dạy học trên thế giới”; Nguyễn Kỳ [34] “Mô hình dạy học

tích cực lấy người học làm trung tâm”; Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Như Ý [52] “Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam”; Viện khoa học giáo dục [61] “Quan niệm và xu thế phát triển dạy học trên thế giới”.

Ngoài các công trình của các nhà lý luận dạy học trên, còn có rất nhiều Luận án, luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về phương pháp dạy học ở các trường phổ thông các cấp cũng như phương pháp dạy học Đại học gồm: Nguyễn Kỳ (1993), “So sánh các phương pháp giáo dục” [33]; Nguyễn Kỳ (1996), “Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm” [34]; Trần Kiều (1995), “Nghiên cứu về đổi mới đánh giá đòi hỏi bức thiết của đổi mới giáo dục” [32]; Ngô Cường (2001), “Nghiên cứu cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại” [12]; Nguyễn Đức Chính (2002), “Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học” [10]; Phạm Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2002), “Phương pháp dạy học lịch sử” [35]; Nguyễn Phương Nga (2002), “ Kết quả điều tra khảo sát chất lượng đào tạo tại một số trường Đại học” [39]; Nguyễn Đình Xuân, Ngô Công Hoàn (2004), “Quy trình học tập và tự học” [64, tr 6]…và rất nhiều các Luận án khác. Nhìn chung các công trình này đã đi sâu nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó vận dụng vào những môn học cụ thể cho học sinh ở bậc phổ thông và SV nói chung. Đồng thời qua đó giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong dạy học.

Cho tới nay, các công trình nghiên cứu về nội dung chương trình chuyên ngành Cờ vua ở nước ta đã được trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Bộ môn Cờ quan tâm, tiến hành xem xét, sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với quy trình đào tạo và những nhu cầu thực tiễn của nhà trường và của bộ môn. Các hoạt động đó chủ yếu chỉ tập trung giải quyết về nội dung chương trình môn học, như: Nguyễn Hải Bằng (2006) “Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint vào giảng dạy môn học Cờ vua cho SV phổ tu trường Đại học TDTT I”[6]; Nguyễn Hải Bằng (2010) “Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp chuẩn bị tâm lý trước thi đấu cho VĐV Cờ vua”[7]; Nguyễn Hồng Dương (2012)“Nghiên cứu nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Cờ vua cho SV phổ tu hệ Đại học trường Đại học TDTT Bắc Ninh[15]; Nguyễn

Hồng Dương (2012) “Xây dựng giáo án điện tử môn chuyên ngành Cờ vua ngành sư phạm thể dục cho SV trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh”[14 ]; Phạm Thị Linh Nhâm (2012) “Nghiên cứu xây dựng quy trình giảng dạy khai cuộc cho VĐV Cờ vua lứa tuổi 6 - 7 tỉnh Thanh Hóa”[41]...Các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập tới những khía cạnh rất nhỏ vào việc giải quyết các biện pháp tổ chức, kích thích SV học tập, tạo hứng thú cho SV trong quá trình học chuyên ngành Cờ vua ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Về phương pháp dạy học Đại học các trường Đại học TDTT đã có một số công trình nghiên cứu như: Tác giả Phạm Đình Bẩm (2003) với Luận án “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp giảng dạy Đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học TDTT I (các môn lý luận)”[5]. Tác giả Đồng Văn Triệu (2006),“Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn lý luận và phương pháp thể dục thể thao ở trường Đại học TDTT”[54]. Tác giả Đỗ Hữu Trường (2008) “Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn Bắn súng thể thao ở trường Đại học TDTT”[50]. Các tác giả mới dừng lại ở việc giải quyết các biện pháp tổ chức, đánh giá thực trạng về sử dụng các phương pháp dạy học của các môn lý luận nói chung và môn Bắn súng nói riêng, giới thiệu một số phương pháp dạy học Đại học phù hợp với điều kiện của trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Như vậy, nghiên cứu về phương pháp dạy học Đại học đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Riêng môn học Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao Trường Đại học TDTT Bắc Ninh từ trước tới nay chưa từng có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về phương pháp dạy học.

Nhận xét

Dạy học Đại học là hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của giảng viên. Hoạt động dạy của giảng viên có vai trò tổ chức, chỉ đạo, điều khiển; còn hoạt động học tập, nghiên cứu của SV, luôn giữ vai trò chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình. Vì vậy mà cách thức dạy và phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức học của SV.

Phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua là hệ thống các biện pháp, cách thức dạy và học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học và mục tiêu đào tạo chuyên ngành Cờ vua trong trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua cần được vận dụng một cách linh hoạt, biết kế thừa, bổ xung và phối hợp hợp lý giữa các phương pháp dạy học để làm tăng hiệu quả, tạo hứng thú cho người học, giảm thiểu tối đa nhược điểm của từng phương pháp và vận dụng các phương pháp một cách thích hợp theo từng bài giảng, từng học kỳ, từng học phần, từng năm học.

Các phương pháp dạy học khi áp dụng đối với môn Cờ vua phải dựa trên cơ sở lý luận dạy học Đại học, phải tuân thủ những qui luật chung của quá trình nhận thức, của quá trình giảng dạy và qui luật riêng do tính đặc trưng của môn học qui định và những điều kiện đảm bảo thực hiện phương pháp dạy học thích hợp.

Áp dụng các phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua phải được lựa chọn sao cho những phương pháp đó phải phát huy tính tích cực trong việc tự học của SV, nói cách khác đó là những phương pháp dạy học tích cực - người học là trung tâm và nội lực chính.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 56 - 60)