Phương pháp
1.5.3. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học nói chung với phương pháp dạy học Thể dục thể thao và phương pháp dạy học trong môn Cờ vua
pháp dạy học Thể dục thể thao và phương pháp dạy học trong môn Cờ vua
1.5.3.1. Mối quan hệ giữa mục đích, nội dung và phương pháp giảng dạy Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao
Trong quá trình dạy học, một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình dạy học đó là phương pháp giảng dạy. Phương pháp giảng dạy là cách thức tác động đến các đối tượng khác nhau để truyền thụ những kiến thức, tri thức, kỹ năng cần thiết và tạo điều kiện cho các đối tượng đó tiếp thu lượng kiến thức, tri thức, kỹ năng đó một cách có chất lượng nhất.
Nội dung giảng dạy chính là lượng thông tin đầy đủ (cả khối lượng và chất lượng) của lượng kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần truyền thụ cho người học trong quá trình giảng dạy.
Giữa nội dung và phương pháp giảng dạy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ đó được giải thích bởi tương quan giữa: "Mục đích - Nội dung - Phương pháp", theo quy luật đã định.
Xem xét mối riêng rẽ giữa các thành phần của mối tương quan đó chúng ta thấy: Mục đích của nền giáo dục Việt Nam là nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, nghĩa là hình thành và phát triển con người mới XHCN.
Nội dung giảng dạy bao gồm các kiến thức cần truyền thụ cho đối tượng giảng dạy. Chẳng hạn, trong phần chiến thuật Cờ vua đó là tàn cuộc chiến thuật, chiến lược, các dạng thức khai cuộc...
Phương pháp giảng dạy dưới góc độ sư phạm là cách thức truyền thụ một lượng kiến thức nào đó cho đối tượng giảng dạy trong những hình thức tổ chức giảng dạy mang tính chất sư phạm. Trong các thành phần trên tồn tại mối quan hệ tương hỗ với nhau, cụ thể trình bày tại bảng 1.1
Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa mục đích, nội dung và phương pháp giảng dạy
Mục đích Nội dung Phương pháp
- Dựa vào quan điểm nào? - Vấn đề chính yếu cần tạo dựng?
Dẫn đến:
+ Con người phát triển toàn diện về mọi mặt đáp ứng được với những đòi hỏi của xã hội, có trình độ chuyên môn về Cờ vua
- Mức độ chuyên môn? - Kiến thức cần truyền thụ ở mức độ nào?
- Căn cứ vào mục đích cần thiết phải trang bị cho người học:
+ Những tri thức cơ bản về Cờ vua: Tàn cuộc, các phương tiện chiến thuật, các dạng thức khai cuộc.
- Cần phải tổ chức truyền thụ như thế nào cho đối tượng giảng dạy? - Bằng cách:
+ Tổ chức theo hình thức nêu vấn đề dưới dạng giờ học, giờ tập luyện, hoặc giờ tự nghiên cứu.
1.5.3.2. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học nói chung với phương pháp dạy học Thể dục thể thao và phương pháp dạy học trong môn Cờ vua
Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học nói chung với phương pháp dạy học TDTT và phương pháp dạy học trong môn Cờ vua được trình bày tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học nói chung với phương pháp dạy học TDTT và phương pháp dạy học trong môn Cờ vua Phương pháp dạy học nói chung Phương pháp dạy học TDTT Phương pháp dạy học trong Cờ vua - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp dạy học nghiên cứu trường hợp - Phương pháp bài tập làm rõ giá trị - Phương pháp giải thích tìm kiếm bộ phận - Phương pháp nêu vấn đề - Thực hành - Xêmina - Nhóm phương pháp tập luyện có định mức - Nhóm phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu
- Nhóm phương pháp giảng giải (lời nói và chữ viết)
- Nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, băng hình, các phần mềm) - Tự học, tự nghiên cứu
- Nhóm phương pháp giảng dạy
- Nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm - Nhóm phương pháp thực tập sư phạm
- Tự học, tự nghiên cứu - Nhóm phương pháp thuần túy lý thuyết
- Nhóm phương pháp lý thuyết và thực hành - Nhóm phương pháp về ứng dụng CNTT
Qua bảng 1.2. cho thấy: Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học nói chung với phương pháp dạy học TDTT và phương pháp dạy học trong môn Cờ vua luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn kết với nhau và bổ sung cho nhau. Song mỗi phương pháp dạy học trên cũng có những đặc điểm riêng biệt, tùy vào từng nội dung bài giảng cần có những phương pháp khác nhau để áp dụng trong quá trình giảng dạy. Bởi vì lý luận dạy học chỉ ra những qui luật khách quan của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học nói chung đã được thực tế dạy học và dạy học Đại học chứng minh để có những cơ sở lý luận khách quan. Cờ vua là một môn thể thao, nên phương pháp giảng dạy chuyên ngành Cờ vua phải dựa trên cơ sở lý luận, đặc biệt là lý luận dạy học Đại học. Bên cạnh đó phải tuân thủ các phương pháp giảng dạy Đại học nói riêng và phương pháp giảng dạy nói chung.
1.5.3.3. Phương pháp dạy học môn Cờ vua cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao với ngành giáo dục thể chất
Giống nhau:
Dạy học chuyên ngành Cờ vua phải tuân theo những qui luật chung của quá trình nhận thức, những qui luật chung của quá trình giảng dạy và tuân theo cả những qui luật riêng do đặc trưng về nội dung, phương pháp, thực hành và đặc điểm chuyên môn mà bộ môn qui định.
Phương pháp giảng dạy chuyên ngành Cờ vua phải dựa trên cơ sở lý luận, đặc biệt là lý luận dạy học Đại học. Bởi vì lý luận dạy học chỉ ra những qui luật khách quan của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học nói chung
Đều áp dụng các nhóm phương pháp giảng dạy như: Nhóm phương pháp giảng dạy; Nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm; Nhóm phương pháp thực tập sư phạm; Nhóm phương pháp về ứng dụng CNTT; Tự học, tự nghiên cứu…
Đều sử dụng các nhóm kiến thức thuần túy lý thuyết, nhóm kiến thức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và nhóm kiến thức liên quan tới công nghệ thông tin.
Khác nhau:
Qua quá trình thực tiễn giảng dạy tại trường và phân tích các quan niệm về phương pháp dạy học ở trong nước cũng như trên thế giới và có tính tới những điều kiện hiện nay của trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho thấy giữa phương pháp dạy học của 2 ngành HLTT và GDTC có điểm khác nhau là:
Chương trình, nội dung chương trình đào tạo khác nhau… Đối tượng và trình độ khác nhau
Yêu cầu của bài tập khác nhau Độ khó của bài tập khác nhau
Thời gian sử dụng cho từng nội dung, bài tập cũng khác nhau