Thực nghiệm ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua, ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 119 - 138)

- Bằng khen Chuẩn mực

91 55.51 89 57.41 7 Phương pháp dạy học tổng hợp 111 67.27 108 69

3.3.1. Thực nghiệm ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua, ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Cờ vua, ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.

Để kiểm định tính hiệu quả của nhóm phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT trường Đại học TDTT Bắc Ninh chúng tôi đã tiến hành sử dụng nhóm phương pháp dạy học mới để giảng dạy cho đối tượng SV chuyên ngành Cờ vua năm thứ 3, ngành HLTT, khóa ĐH 47. Cuối mỗi học kỳ kiểm tra đánh giá SV theo học kỳ và tiến hành thi đấu vòng tròn nhằm kiểm định tính thống nhất giữa xếp hạng điểm các nội dung kiểm tra với xếp hạng thi đấu và kết quả thi đẳng cấp.

3.3.1.1. Nội dung thực nghiệm.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xác định được nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua, ngành HLTT gồm: phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, phương pháp trực quan, xêmina, phương pháp tập luyện ứng dụng phần mềm chuyên dụng Cờ vua, phương pháp tập kích não. Các phương pháp dạy học này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung chương trình môn học. Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ để nhóm phương pháp dạy học đã lựa chọn có hiệu quả hơn. Các phương pháp này được ứng dụng cho NTN và được thực hiện cho từng nội dung bài giảng. Trước khi vào nội dung chương trình môn học chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT và từng học phần, từng chương chúng tôi đã nêu mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, các hình thức tổ chức dạy học, giới thiệu tài liệu tham khảo, tài liệu luôn cần trên lớp (giáo trình, sách giáo khoa, bài tập theo học phần…) các hình thức tổ chức thi, kiểm tra…để SV biết trước và có sự chuẩn bị.

3.3.1.2. Xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng nhóm phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành môn chuyên ngành Cờ vua, ngành Huấn luyện thể thao cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Sau khi tiến hành lựa chọn được 2 nhóm phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành, để giúp cho các giảng viên bộ môn ứng dụng một cách khoa học, hợp lý cho từng nội dung giảng dạy, Luận án tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết ứng dụng nhóm phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Cách tiến hành được chia làm 3 bước như sau:

Bước 1: Xác định các yêu cầu sư phạm trong vận dụng các nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Bước 2: Xây dựng phương án ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Luận án đã dựa vào nội dung các bài giảng lý thuyết cũng như các nội dung giảng dạy thực hành môn chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT và dựa vào các yêu cầu đối với việc vận dụng nhóm phương pháp dạy học chuyên ngành Cờ vua để bước đầu xây dựng phương án vận dụng các nhóm phương pháp và kết quả phỏng vấn về các phương án.

Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia về phương án ứng dụng nhóm phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Sau khi luận án tiến hành và xây dựng xong phương án ứng dụng các nhóm phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên ngành Cờ vua, để tăng thêm độ tin cậy và tính khách quan, luận án tiến hành phỏng vấn 34 giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia và các nhà khoa học...môn Cờ vua về tính hợp lý của phương án. Số phiếu thu về là 29 phiếu. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.16.

Qua bảng 3.16 cho thấy các phương án ứng dụng nhóm phương pháp để giảng dạy các nội dung lý thuyết và thực hành đã được các chuyên gia đánh giá tán thành đạt từ 86% đến 100%. Đây là căn cứ để luận án vận dụng các nhóm phương pháp này để kiểm định hiệu quả thực tế trong giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua.

Bảng 3.16. Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ hợp lý của phương án ứng dụng nhóm phương pháp dạy học cho sinh viên chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Kết quả phỏng vấn

Nội dung dạy học Phương án ứng dụng và nhóm phương pháp

dạy học môn chuyên ngành Cờ vua Tán

thành % Phân vân % Không tán thành % Phần A: Giảng dạy lý thuyết

Bài 1: Những tri thức cơ bản Phương pháp thuyết trình 28 96,55 1 3,44 0

Bài 2: Những cơ sở tâm – sinh lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ vua

Phương pháp thuyết trình 25 86,20 2 6,89 2 6,89

Bài 3: Lý thuyết về khai cuộc Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan,

phương pháp nêu vấn đề 27 93.10 2 6,89 0

Bài 4: Lý thuyết về trung cuộc Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan,

phương pháp nêu vấn đề, xêmina 28 96,55 1 3,44 0

Bài 5: Lý thuyết về tàn cuộc Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn

đề, phương pháp trực quan, xêmina 28 96,55 1 3,44 0

Bài 6: Lý luận và phương pháp

Bài 7: Lý luận và phương pháp huấn luyện Cờ vua

Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn

đề, phương pháp trực quan 26 89,65 1 3,44 2 6,89

Bài 8: Nguyên tắc chung về PP tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ vua

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan,

phương pháp nêu vấn đề, hình ảnh và xêmina 29 100 0 0

Bài 9: Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ vua

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan,

phương pháp nêu vấn đề, hình ảnh và xêmina 29 100 0 0

Bài 10: Trang bị lý thuyết phần mềm bốc thăm tổ chức thi đấu và trọng tài

Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn

đề, phương pháp trực quan, hình ảnh và xêmina 26 89,65 1 3,44 2 6,89

Phần B: Giảng dạy thực hành Cờ vua

Bài 1: Các cách thức ra quân đơn giản – bài tập thực hành

Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo) hình ảnh và xêmina

29 100 0 0

Bài 2: Giai đoạn khai cuộc – thực hành các dạng thức khai cuộc

Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), phương pháp tập luyện (lặp lại, trò chơi, thi đấu), các bài tập cờ các lỗi ra quân, phương pháp tập kích não

28 96,55 1 3,44 0

Bài 3: Giai đoạn trung cuộc – Bài tập đòn phối hợp

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), phương pháp tập luyện (lặp lại, trò chơi, thi đấu), các bài tập cờ kinh điển về đòn phối hợp

Bài 4: Giai đoạn tàn cuộc – Bài tập cờ tàn

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), phương pháp tập luyện úng dụng phần nềm chuyên dụng Cờ vua

28 96,55 1 3,44 0

Bài 5: Các dạng thức tính toán trong Cờ vua

Phương pháp thuyết trình, các bài tập thế cờ kinh điển, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo)

26 89,65 2 6,89 1 3,44

Bài 6: Bài tập cờ thế

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), các bài tập cờ kinh điển, phương pháp tập kích não

25 86,20 2 6,89 2 6,89

Bài 7: Bài tập kỹ thuật nâng cao

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), phương pháp tập luyện ứng dụng phần mềm Cờ vua

28 96,55 1 3,44 0

Bài 8: Bài tập chiến thuật nâng cao

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), phương pháp tập luyện (lặp lại, trò chơi, thi đấu), các bài tập cờ kinh điển về tàn cuộc

26 89,65 2 6,89 1 3,44

Bài 9: Bài tập nâng cao khả năng tính toán

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan (trình chiếu, bàn cờ treo), phương pháp tập luyện ứng dụng phần mềm chuyên dụng Cờ vua

27 93,10 1 3,44 1 3,44

Bài 10: Bài tập xử lý ưu thế trong Cờ vua

Phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan

3.3.1.3. Xác định số lượng, thời gian, thời điểm sử dụng các phương pháp dạy học trong các bài giảng môn chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao.

Để xác định số lượng, thời gian, thời điểm sử dụng các phương pháp dạy học trong các bài giảng chuyên ngành Cờ vua, luận án căn cứ vào đặc điểm phương pháp dạy học TDTT được trình bày ở chương I mục IV để tiến hành.

Đồng thời luận án cũng dựa trên lý luận giảng dạy và huấn luyện môn chuyên ngành Cờ vua đã được cụ thể hóa như sau: “giai đoạn dạy học ban đầu chủ yếu xây dựng và hình thành kỹ thuật cơ bản, sửa chữa những sai sót trong khai cuộc, xây dựng nhãn quan phối hợp, các kỹ năng cờ tàn cơ bản và rèn luyện thể lực...Giai đoạn này chiếm gần 50% tổng số giáo án tập luyện. Giai đoạn giảng dạy đi sâu nhiệm vụ chủ yếu là củng cố kỹ năng, kỹ xảo, sửa chữa những sai sót thường gặp, xây dựng chiến lược, chiến thuật, rèn luyện khả năng tính toán và rèn luyện thể lực chuyên môn, xây dựng tính thống nhất của động tác...Giai đoạn này chiếm 30% tổng số giáo án huấn luyện. Giai đoạn giảng dạy củng cố và hoàn thiện ở mức độ cao với nhiệm vụ là hoàn thiện các chiến lược, chiến thuật trong Cờ vua, nâng cao khả năng tính toán...Giai đoạn này chiếm hơn 20% tổng số lượng giáo án giảng dạy”.

Luận án cũng căn cứ vào phân phối chương trình giảng dạy môn chuyên ngành Cờ vua, để xây dựng kế hoạch dạy học trong đó, tổng số giờ học ở mỗi học kỳ là 60 giờ và tổng số giáo án giảng dạy là 21 giáo án dạy chính và 9 giáo án tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời tiến hành phỏng vấn 15 giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia môn Cờ vua về số lượng, thời gian, thời điểm sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học môn chuyên ngành Cờ vua. Thông qua đó để có thêm căn cứ cho luận án khi tiến hành thực nghiệm, ứng dụng nhóm phương pháp dạy học trên đối tượng nghiên cứu đạt hiệu quả cao. Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.17. (phụ lục 8).

Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn xác định số lượng, thời gian, thời điểm sử dụng các phương pháp dạy học trong các giáo án giảng dạy chuyên

ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao (n=15).

Kết quả TT Các phương pháp sử dụng trong dạy học chuyên ngành Cờ vua Số lượng giáo án sử dụng Thời gian sử dụng/ giáo án Thời điểm sử dụng Tán thành % Không tán thành % 1 Phương thuyết trình pháp 15 giáo án 5 phút Đầu phần cơ bản 14 93.3 1 6.7 2 Phương pháp trực quan 15 giáo án 4 phút Đầu phần cơ bản 13 86.7 2 13.3 3 Phương pháp tập luyện thực hành 15 giáo án 60 phút Giữa phần cơ bản 14 93.3 1 6.7 4 Phương pháp nêu vấn đề 5 giáo án 10 phút Cuối phần cơ bản 13 86.7 2 13.3 5 Xêmina 4 giáo án 10 phút Giữa phần cơ bản 13 86.7 2 13.3 6 Phương pháp tập kích não 10 giáo án 10 phút Đầu phần cơ bản 13 86.7 2 13.3 Qua bảng 3.17 cho thấy ý kiến của các chuyên gia, giảng viên, HLV về số lượng, thời gian, thời điểm sử dụng các phương pháp dạy học trong các giáo án giảng dạy chuyên ngành Cờ vua ngành HLTT trong các giai đoạn dạy học là phù hợp với cơ sở lý luận trong dạy học TDTT. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích Luận án sử dụng các phương án đã được lựa chọn vào thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu.

Việc tiến hành giảng dạy nhóm thực nghiệm, được tiến hành theo các giáo án mẫu được trích dẫn ở phần phụ lục 4.

Từ việc ứng dụng nhóm phương pháp dạy học trong các bài giảng cụ thể, chúng tôi đã xác định được quy trình đã được ứng dụng trong quá trình dạy học môn Cờ vua cho SV nhóm thực nghiệm, cụ thể trình bày dưới đây:

3.3.1.4. Qui trình về ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn Cờ vua cho sinh viên nhóm thực nghiệm.

Thứ nhất trình bày về: Mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, cách kiểm tra đánh giá, quy trình thực hiện đối với phương pháp thuyết trình

Mục tiêu: Mục tiêu của phương pháp thuyết trình là giúp cho SV và người

học hiểu được nội dung bài giảng, một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà SV đã thu lượm được một cách có hệ thống.

Nội dung: Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong quá trình chuyển tải được lượng kiến thức mới và khó, mà giảng viên dự định cung cấp cho người học. Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời giảng của thầy cô và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò. Giảng viên nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng tri thức đến SV. SV tiếp nhận các thông tin đó bằng việc nghe, cùng tư duy theo lời giảng của giảng viên, nắm bắt tri thức, hiểu, ghi chép lại thông tin và ghi nhớ thông tin bài giảng. Cách giảng dạy này đã được các giảng viên sử dụng trong nhiều năm cho đến tận ngày nay và nó đã trở thành phương pháp giảng dạy truyền thống.

Cách thức tổ chức thực hiện: Phương pháp thuyết trình cho phép giảng

viên truyền đạt có hiệu quả những nội dung lý luận tương đối phức tạp, trừu tượng, chứa đựng nhiều thông tin mà SV không dễ dàng tự nghiên cứu, tìm hiểu được[54],[69]. Qua nghiên cứu trên cho thấy, phương pháp thuyết trình đã và đang được sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy môn cờ tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nội dung của môn cờ là sự khái quát những vấn đề cơ bản của môn Cờ vua, trong đó có hơn 20 khái niệm cơ bản về môn Cờ vua, 11 nguyên tắc, các phương tiện, phương pháp…được kết cấu chặt chẽ, lôgic trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Chính vì vậy, để làm sáng tỏ các khái niệm, nội dung tri thức cơ bản trong môn Cờ vua cần trang bị cho SV đòi hỏi người giảng viên phải kết hợp chặt chẽ và khéo léo phương pháp thuyết trình với những thủ thuật thích hợp của lý luận dạy học.

Cách kiểm tra đánh giá: Qua việc nắm vững phương pháp nghiên cứu,

phương pháp trình bày và đặc điểm chuyên ngành Cờ vua, phương pháp thuyết trình cho phép giảng viên trình bày một mô hình mẫu của tư duy lôgic về cách đề cập và lý giải về một vấn đề khoa học một cách rõ ràng hơn. Từ tư duy khoa học của giảng viên sẽ giúp cho SV phát triển trí tuệ, tư duy lôgic, hình thành phương pháp nhận thức mới đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của bậc đào tạo Đại học đó là phương pháp tư duy, phương pháp này rất cần thiết đối với chuyên ngành Cờ vua.

Với phương pháp thuyết trình cho phép giảng viên tiếp xúc trực tiếp với SV, truyền cho các em những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cao đẹp của mình, qua đó niềm tin và hoài bão được nhân lên. Chẳng hạn khi trình bày về lý thuyết Cờ vua, chỉ cho SV thấy rằng Cờ vua không chỉ dừng ở việc thi đấu và bản chất của nó không chỉ giới hạn ở thành tích thi đấu thể thao thuần túy mà là tác động toàn diện tới con người và thể thao không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn có ý nghĩa với xã hội, đồng thời nó còn là phương tiện hữu hiệu nhất để phát triển thể chất, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ. Từ đó làm cho SV và mọi người hiểu được thể thao không chỉ là “vai u thịt bắp” mà còn cả tư duy. Bài giảng như vậy sẽ đảm bảo được yêu cầu gắn nội dung tri thức với thực tiễn, qua đó sẽ khắc phục được sự khuôn sáo, bảo thủ…Hiệu quả của phương pháp giảng dạy này được tăng lên khi giảng viên biết kết hợp nhuần nhuyễn với nhiều phương pháp khác như:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 119 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)