Chương trình môn học chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 43 - 44)

Phương pháp

1.5.1.Chương trình môn học chuyên ngành Cờ vua ngành Huấn luyện thể thao

Những năm gần đây, trường Đại học TDTT Bắc Ninh không ngừng phát huy và thực hiện cải cách mới theo định hướng của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Từ năm 2004 đến nay, từ một ngôi trường đào tạo cử nhân TDTT (chỉ có 2 ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao), nhà trường đã đổi mới định hướng cải cách theo chương trình mới gồm 4 mã ngành là: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Quản lý thể thao và Y học thể thao. Để đào tạo được những cử nhân TDTT đáp ứng yêu cầu xã hội, các cán bộ nhà trường luôn không ngừng nghiên cứu tìm hiểu về các chương trình giáo dục của các đơn vị đào tạo cử nhân TDTT trên cả nước. Theo đó từ trước tới nay nhà trường đã có 4 lần bổ xung, thay thế chương trình đào tạo cho SV của 04 ngành đào tạo cụ thể là:

Từ năm 2008 trở về trước chương trình đào tạo gồm 8 học phần tổng thời gian phân bổ theo kế hoạch đào tạo chung là 600 giờ.

Từ năm 2008 đến 2010 tổng thời gian phân bổ theo kế hoạch đào tạo là 420 giờ. Từ 2011 đến 2015 tổng thời gian phân bổ theo kế hoạch đào tạo là 420 giờ.

Từ năm 2015 đến 2016 tổng thời gian phân bổ theo kế hoạch đào tạo là 360 giờ. Mặc dù thay đổi chương trình song mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình không thay đổi, chỉ có thay đổi về thời lượng (tổng thời gian chương trình và thời gian của từng nội dung).

Đối tượng nghiên cứu của Luận án thực hiện theo chương trình môn học Cờ vua được thực hiện trong tổng thời gian phân bổ theo kế hoạch đào tạo chung là 420 giờ. Bao gồm 18 đơn vị học trình, 7 học phần trong suốt bốn năm đào tạo bậc Đại học. Các hình thức tổ chức giờ học bao gồm: Giờ lên lớp lý thuyết, giờ thảo luận, giờ phương pháp môn học (tổng khối lượng thời gian phân bổ cho các loại hình này chiếm gần 50% tổng quỹ thời gian), giờ tập luyện (chiếm hơn 50% tổng thời gian). Cụ thể tên các học phần mà đối tượng nghiên cứu của luận án sử dụng là:

Học phần 1: Tri thức cơ bản trong môn Cờ vua. Học phần 2: Kỹ thuật cơ bản của môn Cờ vua.

Học phần 3: Chiến thuật, chiến lược cơ bản trong Cờ vua. Học phần 4: Chiến thuật, chiến lược nâng cao trong Cờ vua.

Học phần 5: Lý luận phương pháp giảng dạy và tổ chức thi đấu môn Cờ vua. Học phần 6: Nghiên cứu khoa học trong Cờ vua.

Học phần 7:Ứng dụng tin học và hoàn thiện trình độ Cờ vua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn cờ vua cho sinh viên chuyên ngành cờ vua ngành huấn luyện thể thao trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 43 - 44)