Phương pháp
1.6.1. Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học trên thế giớ
Từ lịch sử các kiểu dạy học ta thấy rằng, ngay từ trước công nguyên ở các nước Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc đã được các nhà giáo dục quan tâm và xem. Đó cũng là những tư tưởng tiến bộ về giáo dục. Từ thế kỷ XIV trở lại đây, nhất là những thập kỷ cuối thể kỷ XX ở các nước Pháp, Nga, Anh và nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến phương pháp dạy học. Nhiều tác giả nghiên cứu về lý luận dạy học: Babanxki Iu.K (1981) [4], Danilop M.A, Xkatkin M.N (1980)[19], Pateep M [71 tr 10]… Robin A.J (1984)[72], Jacques Delos (1986) [69 tr 20], Meek VL (2003) [70], các tác giả trên đều coi phương pháp dạy học là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và sản phẩm đầu ra của giáo dục ở quốc gia đó.
Trong cuốn sách giáo khoa của tác giả Qun the Xthi-le (1984): “Phương pháp giảng dạy TDTT”[73] của Cộng hòa dân chủ Đức đã xác định nội hàm cần thiết của phương pháp giáo dục trong quá trình lên lớp giảng dạy TDTT có thể biểu hiện dưới dạng sơ đồ sau:
Các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Inđônêxia, Philiphin, Malaixia, Thái Lan là những quốc gia có nền giáo dục phát triển và họ cũng rất chú trọng đến phương pháp dạy học.
Các công trình nghiên cứu của tác giải nước ngoài như: Viện khoa học Úc New Sowales (1989), “Nghiên cứu về dạy học với nguồn lực bị cắt giảm”[59]. Các công trình nghiên cứu của các tác giả: Weinnert.F.E (1998), “ Nghiên cứu về sự phát triển nhận thức và học tập trong giảng dạy” [63]. Các công trình của Assistan (2002) [66]. Benjamin (1996) [67]. Hidalgo (1994) [68] và Nhà xuất bản Hà Nội đã xuất bản hai cuốn tài liệu do Viện khoa học giáo dục (1995), “Quan niệm và xu thế phương pháp dạy học thế giới” [61]; Viện khoa học giáo dục (1995), “Các lý thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở các nước phương tây”[60]. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới nhiều lĩnh vực về lý luận dạy học tạo nên nền móng lý luận và thực tiễn cho lý luận và phương pháp dạy học nói chung và dạy học ở bậc Đại học nói riêng.
Sơ đồ 1.2. Phương pháp và phương tiện giáo dục - Cho phép và cấm - Điều khiển - Xây dựng tổ chức - Giới thiệu - Biến điện tử - Ủy quyền - Lập theo nhiệm vụ - Phản ứng với tín hiệu - Nói chuyện - Phim ảnh - Sách về trẻ em - Thân thế - Họp báo về trẻ - Báo ảnh