Về chất lượng đội ngủ giáo viên

Một phần của tài liệu Một so giải pháp phát triển độỉ ngũ giáo viên trường trung cấp nghề quảng bình (Trang 37 - 39)

2.3.2.1. Phâm chât của đội ngũ giáo viên

i) Phẩm chất chính trị

Qua tìm hiếu BCH chi ủy, hiện nay Chi bộ nhà trường có 18 đảng viên, trong đó có 16 đảng viên là GV và CBQL kiêm giảng dạy, chiếm tỷ lệ 32,65% trên tổng số GV. Trình độ lý luận chính trị cao cấp có 3 CBQL kiêm giảng dạy, trình độ lý luận chính trị trung cấp và 05 GV. Chi bộ trường đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị cho mỗi cán bộ, GV. Không có đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như những quy định của chính quyền địa phương nơi đảng viên cư trú. Công tác phát triển Đảng chưa được Chi bộ trường quan tâm, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, chi bộ chỉ kết nạp được 3 đảng viên, trong đó 2 người làm việc ở bộ phận hành chính và 1 GV kiêm nhiệm (Nguồn so liệu - Phó bí thư chỉ bộ trường).

Khảo sát 48 cán bộ, GV (10 CBQL và 38 GV) về phẩm chất chính trị của ĐNGV (phiếu số 01, 02-PL), kết quả thu được: 32 người (66,7%) ý kiến đánh giá phẩm chất chính trị của ĐNGV tốt, có 10 người (20,8%) đánh giá khá; còn lại 6 người (12,5%) cho rằng phẩm chất chính trị của ĐNGV chỉ ở mức độ trung bình.

ii) về phâm chất đạo đức

Từ năm 2008 đến nay, theo kết quả đánh giá chất lượng giáo viên hàng năm, không có GV nào của trường vi phạm chuẩn mực đạo đức và nhân cách nhà giáo, vi phạm các quy định của nhà trường. Đội ngũ GV luôn nhận được ở HS và gia đình họ lòng thương yêu, quý trọng (Nguồn so liệu - Trưởng phòng HC-OT- Trường

TCN Quảng Bình). Qua khảo sát 48 CB-GV (phiếu số 01, 02-PL) khi hỏi về phẩm

chất đạo đức của đội ngũ giáo viên, kết quả thu được có 42 người (87,5%) nhận xét tốt, có 4 người (8,3%) nhận xét ở mức khá và 2 người (4,2%) nhận xét chỉ đạt mức trung bình. Như vậy, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên hiện nay tốt.

Nhìn chung, ĐNGV nhà trường có lập trường chính trị vững vàng, kiên định; 43

tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của Ngành. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự là tấm gương đê học sinh noi theo. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên trong ĐNGV chưa được quan tâm. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Chi bộ, BGII nhà trường và tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển đảng viên trong ĐNGV, việc cử CB, GV đi học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị còn hạn chế.

23.2.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên

i) Trình độ chuyên môn

Hiện nay nhà trường đang đào tạo 11 nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, chế biến và dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Do đó, chỉ có GV của khoa Cơ bản phụ trách giảng dạy các môn chung (Chính trị, Pháp luật, Anh văn, Tin học, Giáo dục thể chất, Toán, Lý, Ilóa,...) được đào tạo chuyên ngành sư phạm, số còn lại có chuyên môn rất đa dạng, bao gồm những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, thợ bậc cao có cùng chuyên ngành mà nhà trường tổ chức đào tạo.

Bảng 2.8. Thống kê trình độ chuyên môn của ĐNGVnăm học 2012 - 2013

(Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Ouản trị - Trường Trung cấp nghề Ouảng Bình)

Két quả thống kê ở bảng 2.8 cho thấy, trình độ chuyên môn của ĐNGV đạt chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, theo lộ trình đến năm 2015 phát triển trường lên cao đắng nghề thì ngoài việc phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng cần chú

44

trọng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, nhất là số giáo viên có trình độ thạc sĩ.

ii) Năng lực sư phạm

Bảng 2.9. Thong kê trình độ nghiệp vụ sư phạm củaĐNGV năm học 2012-2013

(Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Quản trị - Trường Trung cấp nghề Quảng Binh)

Là một trường trung cấp nghề đào tạo đa lĩnh vực, cho nên ĐNGV của nhà trường được tuyển dụng từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, nhiều GV được đào tạo tại các trường đại học, cao đăng kỹ thuật chuyên ngành hoặc là công nhân kỹ thuật bậc cao, số GV tốt nghiệp ở các trường đại học sư phạm và đại học sư phạm kỹ thuật chỉ chiếm 26,5% (13 giáo viên). Công tác bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2 tuy có triển khai, song còn nặng về hình thức, chưa thực sự chú trọng chất lượng. Vì vậy, trình độ nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV chi ở mức độ trung bình.

Nhận thức được tầm quan trọng của trình độ nghiệp vụ sư phạm đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, năm học 2012 - 2013 nhà trường đã liên kết với Trường Đại học SPKT Vinh mở lóp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề từ sư phạm bậc 1 cho 29 GV tại Trường. Đen nay vẫn còn 12,2% ( 6 giáo viên) có trình độ sư phạm bậc 1 chủ yếu là giáo viên sắp nghỉ hưu và số GV mới tuyển vào cuối năm 2012.

Theo kết quả điều tra đối với 10 CBQL (phiếu số 01-PL), tất cả 100% ý kiến đều khang định trình độ nghiệp vụ sư phạm có vai trò rất quan trọng đối với việc

45

nâng cao chất lượng đầo tạo của nhà ừường. Khảo sát đối với 38 GV ( phiếu số 02- PL), kết quả cho thấy có 28 GV (73,7 %) mong muốn nhà trường mỗi năm 1 lần tổ chức các lóp bồi dưỡng kiến thức sư phạm đế GV có điều kiện học tập nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy.

iii) kiến thức bô trợ

Bảng 2.10. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ củaĐNGVnăm học 2012-2013.

(Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Quản trị - Trường Trung cấp nghề Quảng Binh)

Bên cạnh trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học là những kiến thức rất cần thiết giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc cập nhật những tri thức mới, phục vụ cho công tác NCKH và giảng dạy. Qua tổng hợp số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ GV của Trường có trình độ tin học đạt 89,8% (44 GV) và ngoại ngữ đạt 83,67% (41 GV). Tuy nhiên về tin học có 10,2% (5 GV), ngoại ngữ có 16,33% (8 GV) chưa đạt chuẩn về tin học và ngoại ngữ theo quy định chuẩn giáo viên trung cấp nghề. Đa số GV học thêm ngoại ngữ và tin học trong thời gian học đại học, cao đẳng; chỉ một số ít học thêm sau khi về công tác tại trường. Tuy tỷ lệ có bằng, chứng chỉ cao nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính còn rất hạn chế. iiii) kinh nhiệm nghề nghiệp

Qua số liệu thống kê trong bảng 2.11 cho thấy, ĐNGV của Trường có tuổi nghề trẻ, số GV có tuổi nghề dưới 5 năm là 36,74%. Lực lượng GV trẻ có điểm

46

mạnh là nhiệt tình, năng động, nhạy cảm với cái mới và có khả năng phát triên tư duy cao. Tuy nhiên, GV có tuổi nghề ít thì kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục chưa nhiều. Số GV có tuổi nghề trên 10 năm chỉ 18,36%, chủ yếu làm công tác quản lý kiêm giảng dạy. Đây là những GV trụ cột của trường về chuyên môn, đồng thòi có năng lực quản lý, điều hành tốt.

Bảng 2.11. Thống kê tuổi nghề của đội ngũ giáo viên năm học 2012-2013

Đơn vị tính: Người

(Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Quản trị - Trường Trung cấp nghề Quảng Binh)

Nhìn chung, ĐNGV của Trường còn khá trẻ về tuổi nghề, cơ cấu về tuối nghề GV như vậy là chưa hợp lý. Do đó, đế ĐNGV có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình, đòi hỏi nhà trường cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cho GV, đặc biệt là truyền thụ kinh nghiệm trích lũy được trong giảng dạy của thế hệ trước cho thế hệ sau.

2.3.2.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

i) về cơ cấu độ tuối

Số liệu thống kê ở bảng 2.12 cho thấy, ĐNGV của trường có tuổi đời trẻ, có đến 71,42% dưới 40 tuổi (35 GV). Đây là lực lượng nồng cốt, năng động trong các hoạt động phong trào của nhà trường, lực lượng chính thực hiện giảng dạy. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để ĐNGV trẻ an tâm công tác, cống hiến, xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.

47

4 CBQL kiêm giảng dạy - 4 2 2

Tổng cộng 18 17 11 3

Tỷ lệ % 36,74 34,69 22,45 6,12

(Nguồn số liệu: Phòng Hành chính Ouản trị - Trường Trung cấp nghề Oỉiảng Bình) ii) về cơ cấu giói tính, thành phần dân tộc và cơ cấu vùng miền

-về giới tính: Tỷ lệ GV nam chiếm 85,71% (42 GV) và GV nữ chiếm

14,29% (7 GV). Nhìn chung, cơ cấu giới tính trong ĐNGV của toàn trường hiện nay tương đối hợp lý. Bởi vì, đặc điếm của trường đào tạo các nghề kỹ thuật công nghiệp có đặc trưng là lao động nặng nhọc, cho nên tỷ lệ GV nam cao hơn GV nữ là tất yếu. Giáo viên nam nhiều sẽ thuận lợi cho một số công tác khác, như hướng dẫn cho HSSV đi thực tập, thực tế ở cơ sở xa trường, dạy nghề lưu động tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Nhưng nếu xem xét dưới góc độ ở các khoa chuyên môn thì cơ cấu giới tính của các khoa chưa thật hợp lý, tỷ lệ GV nữ của khoa Cơ bản quá nhiều (chiếm 71,42% số GV của khoa), ngược lại khoa Cơ khí và bộ phận CBQL kiêm giảng dạy thì không có GV nữ nào.

Sở dĩ có hiện tượng trên là vì giáo viên khoa Cơ bản thích hợp hơn cho giáo viên nữ dạy các môn văn hóa, các môn học chung, nguồn tuyển phong phú, ở chừng mực nào đó chịu sự chi phối các quan hệ xã hội và lịch sử để lại. Ngược lại, do đậc điểm ngành nghề (cơ khí, điện,...) nên nguồn tuyển chủ yếu là nam. Hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng số lượng sv nam học các nghề kỹ thuật vẫn chiếm uu thế.

-Thành phần dân tộc: Iliện nay ĐNGV của nhà trường không có GV là

người dân tộc thiểu số. Điều này về lâu dài rất bất lợi, vì Quảng Bình là tinh có tỷ lệ đồng bào dân tộc tương đối cao so với cả nước, các dụ’ án dạy nghề cho thanh niên

dân tộc thiếu số đang mở rộng quy mô. Không có GV là người dân tộc, không có người am hiểu phong tục, tập quán và ngôn ngữ của đồng bào dân tộc nên nhà trường sẽ rất khó khăn trong công tác đầo tạo - giáo dục con em các dân tộc theo yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

- về cơ cấu vùng miền: Tất cả GV của trường là người địa phương tinh

Quảng Bình, hiện đều cư trú ốn định tại Thành phố Đồng Hới và các vùng phụ cận.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp phát triển độỉ ngũ giáo viên trường trung cấp nghề quảng bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w