Bo trí và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có 1 Mục tiêu gỉải pháp

Một phần của tài liệu Một so giải pháp phát triển độỉ ngũ giáo viên trường trung cấp nghề quảng bình (Trang 56 - 59)

3.2.3.1. Mục tiêu gỉải pháp

- Bố trí, sử dụng ĐNGV là khâu quan trọng của phát triển ĐNGV nhà trường. GV được bố trí, sử dụng họp lý sẽ đem hết tâm huyết phục vụ cho nhà trường. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tạo uy tín và thương hiệu nhà trường trong xã hội;

- Làm cơ sở cho việc đánh giá phân loại giáo viên hàng năm, lựa chọn những giáo viên có năng lực, tâm huyết đưa vào quy hoạch cán bộ quản lý phòng, khoa còn thiếu hiện tại và tương lai khi trường phát triển lên cao đang nghề;

- Phát huy năng lực, sở trường của ĐNGV để đạt hiệu quả cao trong công việc, hạn chế thấp nhất các khoản chi ngân sách. Công bằng trong chi trả hỗ trợ thu nhập tăng thêm ngoài lương đối với giáo viên.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

- Bố trí, sử dụng giáo viên giảng dạy các môn học, mô đun đúng chuyên ngành đào tạo theo quy định tại Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH. Tổ chức phân công, giao việc luôn đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, sở trường và điều kiện làm việc, có sự kết hợp hài hòa giữa các cơ cấu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý, thâm niên, giới tính;

- Đe bạt, bổ nhiệm những giáo viên giỏi, có kinh nghiêm, được tập thể tín nhiệm làm CBQL các tổ bộ môn, phó phòng, khoa đang thiếu cán bộ phải đảm bảo chức danh, học vị, năng lực quản lý vừa có tâm vừa có tầm theo các tiêu chuẩn quy định tương ứng với tìmg vị trí;

- Thuyên chuyển công việc các khoa tổ bộ môn họp lý, điều chuyển những giáo viên không tham gia giảng dạy sang thực hiện các công việc khác theo yêu cầu nhà trường (tuyển sinh, hướng dẫn thực hành kết hợp sản suất, liên hệ thực tập,...).

3.2.3.3. Cách tô chức thực hiện

- Việc sử dụng giáo viên trường TCN phải thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXII của Bộ LĐ-TB&XII. Giáo viên dạy nghề phải đủ tiêu chuẩn, đạt trình độ chuẩn theo quy định, phù hợp với ngành nghề đào tạo. Không bố trí giảng dạy vượt quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn đối với giáo viên cơ hữu, 1/3 số giờ tiêu chuẩn đối với giáo viên kiêm chức. Giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn còn trong độ tuổi đào tạo theo quy định của Nhà nước phải được đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn; thời hạn để hoàn thành trình độ chuẩn tối đa là 5 năm;

- Phân cấp mạnh cho các khoa, tổ bộ môn chịu trách nhiệm về việc bố trí, sử dụng giáo viên. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi công tác bố trí, sử dụng giáo viên tại các khoa, tố tham muư kịp thời cho hiệu trưởng về việc bố trí, sử dụng giáo viên chưa hợp lý. Việc bố trí giáo viên dạy các môn học chung, các môn học cơ sở liên quan giữa các nghề cần có sự phối hợp giữa phòng Đào tạo với các khoa, tổ bộ môn để điều tiết bố trí giáo viên họp lý;

- Ban Giám hiệu chỉ đạo xây dựng chế độ làm việc của giáo viên nhà trường căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH làm cơ sở để bố trí giờ giảng cho giáo viên hàng năm. Những giáo viên bố trí không đủ giờ giảng theo tiêu chuẩn sẽ được bố trí kiêm nhiệm vào các công việc khác;

- Phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp phòng Đào tạo thường xuyên thống kê, theo dõi phân loại giáo viên làm cơ sở cho việc sử dụng, bố trí một cách hợp lý. Rà soát, sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu, tiến hành đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thuyên chuyến, bố trí lại công việc phù hợp với năng lực thực tế hoặc giải quyết chế độ, tinh giảm biên chế...Từ năm 2014, việc bố trí giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên dạy trình độ TCN đã được Bộ LĐTB&XII quy định;

- Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng chức danh, giao nhiệm vụ giảng dạy ngay từ đầu năm học đến từng giáo viên, khoa, tổ bộ môn có cam kết giao ước thi đua với Ban giám hiệu nhà trường. Bố trí giáo viên giảng dạy đúng khối lượng giờ chuẩn và giờ vượt theo quy định, sử dụng các biện pháp hành chính - tổ chức đế theo dõi, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;

- Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn bố trí giáo viên dạy chuyên môn nghề có thể giảng dạy tất cả các môn học, mô đun trong chuyên ngành đào tạo, chú ý phát triển giáo viên toàn diện cả về giảng dạy lý thuyết lẫn thực hành. Đen năm học 2014 - 2015 tất cả giáo viên chuyên môn nghề đều giảng dạy tốt các mô đun tích hợp, giáo viên trong cùng tổ bộ môn sẵn sàng dạy thay khi cần thiết;

- Phòng Công tác HSSV phối hợp các khoa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp từ các giáo viên có tham gia giảng dạy lóp học nhằm nam bắt kịp thời đặc điểm HS của lóp. Đối với lóp cá biệt phải bố trí GV giàu kinh nghiệm và có phương pháp quản lý tốt. Dịnh kỳ tổ chức đánh giá công tác chủ nhiệm theo từng học kỳ góp phần đánh giá năng lực tổ chức, quản lý của giáo viên;

- Đấy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, ngay từ đầu năm học xây dựng kế hoạch dự giờ đối với giáo viên (2 lần/GV/học kỳ), tổ chức hội giảng hàng năm cấp cơ sở để GV tham gia và học tập kinh nghiệm. Trưởng các khoa, tổ hướng

dẫn giáo viên trong bộ phận mình đăng ký các danh hiệu thi đua, phấn đấu ừở thành giáo viên giỗi các cấp. Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa, tổ, bộ môn tổ chức hướng dẫn học sinh góp ý kiến về tình hình giảng dạy - giáo dục của ĐNGV để có cơ sở đánh giá và bố trí giáo viên hợp lý;

- Ban Giám hiệu chủ trì đánh giá hiệu quả công tác bố ừí, sử dụng ĐNGV theo định kỳ hàng năm làm cơ sở cho việc phân công, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường của ĐNGV.

3.23.4. Điều kỉện thực hiện

- Ke hoạch đào tạo, quy mô đầo tạo phải chính xác để có cơ sở bố trí giáo viên giảng dạy, hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu giáo viên phải họp đồng thỉnh giảng khi thực hiện chương trình môn học, mô đun đào tạo;

- Xây dựng chế độ làm việc của giáo viên nhà trường căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH, được mọi người ủng hộ và nhất trí cao trước khi thực hiện;

- Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa, trông rộng, có thái độ nhìn nhận khách quan, công tâm, biết sử dụng người tài, biết đề bạt cân nhắc người giỏi, biết hy sinh lợi ích trước mắt đê xây dựng ĐNGV kế cận có đủ tâm, đủ tầm, am hiểu về quản lý và đào tạo nghề, vì sự nghiệp phát triển của nhà trường;

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, chấn chỉnh những thiếu sót trong hoạt động giảng dạy - giáo dục của giáo viên. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên dạy giỏi, sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học để động viên phong trào dạy tốt - học tốt trong toàn trường.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp phát triển độỉ ngũ giáo viên trường trung cấp nghề quảng bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w