Làm tốt công tác quy hoạch và xây dụng kế hoạch phát triển GV nhà trường.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp phát triển độỉ ngũ giáo viên trường trung cấp nghề quảng bình (Trang 50 - 53)

giải pháp mang tính đón đầu trong tương lai với mục tiêu phát triển qui mô đào tạo của nhà trường. Đồng thời phải được áp dụng một cách có hiệu quả, nhằm đáp ứng ĐNGV nhà trường đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu phục vụ được mục tiêu phát triển nhà trường.

3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển ĐNGV Truờng TCN Quảng Bình.

3.2.1. Làm tốt công tác quy hoạch và xây dụng kế hoạch phát triển GVnhà trường. nhà trường.

3.2.1.1. Mục tiêu giải pháp

Xây dựng được đội ngũ GV kế cận đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, được đào tạo, bồi dưỡng về năng lực lãnh đạo, quản lý một cách toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trước mắt, quy hoạch phát triển đế bổ sung đủ giáo viên giảng dạy, CBQL các phòng, khoa, tổ bộ môn còn thiếu theo cơ cấu của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền các tiêu chí cụ thể về số lượng, trình độ chuyên môn đối với từng chức danh trong diện quy hoạch;

- Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của GV trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV. Đây là trách nhiệm của hiệu trưởng, CBQL và của ĐNGV trong toàn trường;

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua ừong nhà trường, lôi cuốn, động viên mọi người tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, hoạt động tập thể. Từ đó, cấp ủy, hiệu trưởng, phát hiện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý của cán bộ, giáo viên; lựa chọn, giới thiệu đưa vào quy hoạch.

3.2.1.3. Cách tô chức thực hiện

- Hiệu trường chỉ đạo công tác kiểm tra, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV, kịp thời kiến nghị với cơ quan chủ quản và UBND tỉnh, Sở Nội

vụ, Sở LĐ-TB&XH bổ sung thêm biên chế viên chức sự nghiệp cho nhà trường theo quy mô phát trien trong từng giai đoạn;

- Đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển CBQL:

+ Cấp ủy và BGII nhà trường rà soát lại quy hoạch CBQL hàng năm. Đe nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt về số lượng, chức danh, cơ cấu thành phần; bổ sung nhân tố mới, tích cực và đưa ra khỏi danh sách quy hoạch CBQL những người không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong nhà trường, phối hợp chặt chẽ với BGH nhà trường và các tổ chức đoàn thể đế nhận xét, đánh giá GV khi xây dựng quy hoạch;

+ Trong quá trình lựa chọn GV giới thiệu và quy hoạch ngoài việc phải bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu cần phải lưu ý về độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghề đào tạo và giới tính;

+ Phát huy tinh thần dân chủ, lựa chọn nhũng giáo viên có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm qua công tác giảng dạy. Những người trưởng thành từ thực tế dạy học và giáo dục sẽ am hiểu về nhà trường là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà trường;

+ Định kỳ lấy ý kiến nhận xét từ tổ bộ môn đến CBQL về những người trong diện quy hoạch, cấp ủy, BGH lấy phiếu tín nhiệm để làm căn cứ bô nhiệm CBQL theo tùng chức danh đã xây dựng.

- Đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV:

+ Giao trách nhiệm cho phòng Đào tạo nghiên cứu, tham mưu về dự báo nhu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, qui mô đao tạo, sự biến động trong tuyển sinh; từ đó cân đối giữa ĐNGV hiện có của nhà trường với qui mô đào tạo, đề xuất những vấn đề cần giải quyết trong công tác phát triển ĐNGV;

+ Phòng Hành chính - Quản trị phối hợp với phòng Đào tạo và các khoa, tổ phân tích, đánh giá, tổng hợp đúng thực trạng ĐNGV hiện có (số lượng, trình độ, năng lực giảng dạy, phấm chất đạo đức,...). Xác định rõ chỉ tiêu cần quy hoạch, bô sung (số lượng, trình độ, phấm chất đạo đức, độ tuổi, giới tính, giảng dạy chuyên ngành đào tạo,...);

+ Sau khi cân đối giữa nhu cầu và thực trạng ĐNGV hiện tại của nhà trường, lập kế hoạch tuyển dụng, thỉnh giảng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho GV dựa trên định mức tỷ lệ GV/HS và định mức tiêu chuẩn giờ giảng đối với giáo viên trường TCN đã được quy định;

+ Phòng Hành chính - Quản trị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV tham mưu cho hiệu trưởng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV; bố trí, điều chuyển GV; xây dựng đề án tuyến dụng GV, các chính sách ưu tiên, đãi ngộ trong tuyển dụng,...;

+ Cấp ủy, BGH nhà trường thống nhất quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV. Hiệu trưởng báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án phát triển ĐNGV của nhà trường trước khi thực hiện. Đồng thời, thông báo cho các phòng, khoa biết để có kế hoạch thực hiện theo nhiệm vụ;

+ Hiệu trưởng triển khai kế hoạch thực hiện, các phòng, khoa, cá nhân thực hiện theo nhiệm vụ phân công;

+ BGH thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận chức năng thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, những vướng mắc để kịp thời điều chỉnh, xử lý.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Phải được cấp có thấm quyền quan tâm, tạo mọi điều kiện trong quá trình xây dụng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường;

- Ke hoạch dự báo về nghề đảo tạo, số lượng học sinh theo chuyên nghề phải có cơ sở khoa học, tính hợp lý;

- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phải thực hiện công khai, dân chủ, khách quan;

- Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa, trông rộng, có thái độ nhìn nhận khách quan, công tâm, biết sử dụng người tài, biết đề bạt cân nhắc người giỏi, biết hy sinh lợi ích trước mắt để xây dụng ĐNGV kế cận có đủ tâm, đủ tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và quản lý, vì sự nghiệp phát triển của nhà trường;

- Phải có chính sách, cơ chế đãi ngộ họp lý đế thu hút người tài, sinh viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm về tham gia giảng dạy ở trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một so giải pháp phát triển độỉ ngũ giáo viên trường trung cấp nghề quảng bình (Trang 50 - 53)